Thi hành án trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản
29/03/2017 16:45Theo Điều 83 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì người thứ ba đang giữ tiền của người bị cưỡng chế thi hành án phải giao nộp cho cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, nếu số tiền do người thứ ba đang giữ của để phục vụ cho việc bảo đảm 01 nghĩa vụ khác (ví dụ nghĩa vụ bảo hành) mà việc bảo đảm này chưa kết thúc thì người thứ ba có phải nộp ngay số tiền đang giữ hay là sau khi kết thúc thời hạn bảo lãnh mới nộp cho cơ quan thi hành án.
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Điều 81 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung 2014) quy định vầ thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau:
“Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng”.
Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 125/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 14. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ:
1. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.
Tuy nhiên Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp (tài sản có bảo đảm) như sau:
“1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.”
Như vậy, nghĩa vụ bảo hành để thực hiện cho một nghĩa vụ khác được bảo đảm cho nghĩa vụ đó.
Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu người phải thi hành án không còn tài sản khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp (tài sản có bảo đảm) nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp (có bảo đảm), Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.