Người phải thi hành án chỉ phải chịu chi phí cưỡng chế đã phát sinh
02/04/2017 15:45Sau khi có quyết định cưỡng chế mà người phải thi hành án tự nguyện thi hành thì có phải chịu chi phí cưỡng chế hay không?
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.
Theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Điều 31 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ và Quyết định số 73/2007/QĐ-TTg ngày 25/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, thì người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp đó là chi phí xác minh theo yêu cẩu của người được thi hành án hoặc chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại và trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ.
- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Những khoản chi phí này phải là những khoản đã thực chi và phải được dự trù trước khi cưỡng chế, thông báo cho người pahỉ thi hành án biết. Do đó, sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án mà người phải thi hành án tự nguyện thi hành án thì chỉ phải chịu những khoản chi phí cưỡng chế đã phát sinh, nếu không phát sinh thì người phải thi hành án không phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.
Theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Điều 31 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ và Quyết định số 73/2007/QĐ-TTg ngày 25/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, thì người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp đó là chi phí xác minh theo yêu cẩu của người được thi hành án hoặc chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại và trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
-Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ.
- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Những khoản chi phí này phải là những khoản đã thực chi và phải được dự trù trước khi cưỡng chế, thông báo cho người pahỉ thi hành án biết. Do đó, sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án mà người phải thi hành án tự nguyện thi hành án thì chỉ phải chịu những khoản chi phí cưỡng chế đã phát sinh, nếu không phát sinh thì người phải thi hành án không phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.