Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

THI HÀNH ÁN

19006281

Giảm thời hạn chấp hành chấp hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên

15/03/2017 14:54
Câu hỏi:

Xin cho tôi hỏi có trường hợp nào mà người chưa đủ 18 tuổi phạm tội giết người, pháp luật xử 10 năm tù. Cải tạo tốt được đặc xá còn 2 năm 8 tháng (32 tháng) hết hạn tù không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn. Về nội dung bạn hỏi Công ty luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đặc xá:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đặc xá thì: “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”. Nếu đã được đặc xá thì người bị kết án sẽ được tha tù trước thời hạn, do đó, trường hợp của bạn đưa ra là được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù mà không phải là được đặc xá."

Thứ hai, về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:

Người chưa thành niên phạm tội, trong quá trình chấp hành hình phạt tù có thể được giảm mức mức hình phạt đã tuyên nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự và điểm 5 của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Theo đó, người chưa thành niên bị phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm, trừ trường hợp người chưa thành niên nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay không phụ thuộc vào thời hạn đã chấp hành hình phạt được một phần tư mức hình phạt đã tuyên hay chưa.

Do vậy, người đó tối thiểu phải chấp hành hình phạt tù được 2,5 năm thì mới được Tòa án xem xét để giảm mức hình phạt đã tuyên. Mức giảm hình phạt một lần là từ ba tháng đến ba năm (trường hợp được giảm 3 năm là có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, cải tạo và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của Trại giam; đối với người chưa thành niên thì mỗi lần có thể giảm đến 4 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành được ít nhất hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

Trường hợp người này đã chấp hành được 2,5 năm tù thì có thể giảm tối đa là 3 năm và thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại là 4,5 năm. Do vậy, người đó vẫn phải chấp hành hình phạt thực tế là 7 năm (2,5 năm + 4,5 năm).

Trường hợp người đó đã chấp hành được 4 năm thì có thể giảm thời hạn chấp hành hình phạt đến 4 năm và thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại là 2 năm. Do vậy, người đó vẫn phải chấp hành hình phạt thực tế là 6 năm (2 năm + 4 năm).

Theo quy định tại điểm 3.2 mục 3 của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP thì mỗi người có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là một phần hai mức hình phạt đã tuyên, tức là tối thiểu trường hợp của bạn, người đó phải có thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 5 năm tù.

Do đó, không thể có trường hợp bị kết án phạt tù 10 năm mà sau khi giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì thời hạn chấp hành hình phạt còn lại là 2 năm 8 tháng (tức là thực tế chỉ chấp hành hình phạt tù 32 tháng)
Trên đây là nội dung trả lời của công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể gửi tiếp câu hỏi hoặc gọi số 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn manh khoẻ và thành công!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014
Luật Thi hành án năm 2008 Luật Thi hành án năm 2008
Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008
Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp
Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá
Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự
Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh