Cơ quan thi hành án từ chối nhận tiền thi hành án có đúng không?
03/04/2017 17:04
Câu hỏi:
Tôi là người bị thi hành án, cơ quan Thi hành án (THA) tại địa phương đã có quyết định cưỡng chế. Trước khi việc cưỡng chế xảy ra, tôi đem tiền (tương ứng 4% số tiền phải thi hành) đến cơ quan THA nộp thì bị từ chối vì 2 lý do:
1. Đã ra quyết định cưỡng chế;
2. Số tiền nộp không đủ bằng số tiền phải thi hành án.
Tôi xin hỏi cơ quan THA từ chối nhận tiền THA của tôi có đúng không?
Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Pháp luật thi hành án dân sự quy định Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp bà hỏi, do bà không tự nguyện thi hành án, nên Chấp hành viên của cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án là có cơ sở. Khi Chấp hành viên chưa thực hiện việc cưỡng chế kê biên tài sản, bà đem tiền (tương ứng 4% số tiền phải thi hành) đến cơ quan thi hành án nộp nhưng bị từ chối, thì việc từ chối nhận tiền là không có căn cứ.
Song, việc bà đem không đầy đủ số tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án đã phát sinh thì cũng không phải là cơ sở để cơ quan thi hành án không cưỡng chế thi hành án nữa. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án thu số tiền bà đem đến nộp và vẫn có quyền tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản tương ứng với số tiền mà bà còn phải thi hành án. Tài sản sẽ kê biên là một thể thống nhất, nếu tách ra sẽ làm mất hoặc giảm đáng kể giá trị của tài sản, thì cơ quan thi hành án có quyền kê biên, xử lý toàn bộ tài sản đó để đảm bảo thi hành án.
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008, trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, bà là người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Pháp luật thi hành án dân sự quy định Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp bà hỏi, do bà không tự nguyện thi hành án, nên Chấp hành viên của cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án là có cơ sở. Khi Chấp hành viên chưa thực hiện việc cưỡng chế kê biên tài sản, bà đem tiền (tương ứng 4% số tiền phải thi hành) đến cơ quan thi hành án nộp nhưng bị từ chối, thì việc từ chối nhận tiền là không có căn cứ.
Song, việc bà đem không đầy đủ số tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án đã phát sinh thì cũng không phải là cơ sở để cơ quan thi hành án không cưỡng chế thi hành án nữa. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án thu số tiền bà đem đến nộp và vẫn có quyền tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản tương ứng với số tiền mà bà còn phải thi hành án. Tài sản sẽ kê biên là một thể thống nhất, nếu tách ra sẽ làm mất hoặc giảm đáng kể giá trị của tài sản, thì cơ quan thi hành án có quyền kê biên, xử lý toàn bộ tài sản đó để đảm bảo thi hành án.
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008, trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, bà là người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật sư tư vấn luật, Tư vấn luật thi hành án, tư vấn thi hành án, Bản án, thi hành án, luật thi hành án, cưỡng chế thi hành án, hoãn thi hành án, điều kiện thi hành án, ủy quyền thi hành án, luật sư Hà Nội, công ty luật, tài sản thi hành án, quyết định thi hành án, yêu cầu thì hành án, tạm hoãn thi hành án, tài sản để thi hành án, tài sản thi hành án