Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

THI HÀNH ÁN

19006281

Căn cứ để đưa ra quyết định thi hành án ?

21/04/2017 09:59
Câu hỏi:

Gia đình tôi có vụ việc như sau: Mẹ tôi có vay một số tiền, và không có khả năng trả nợ. Chủ nợ khởi kiện đòi nợ và ngày 07/05/2007 Tòa án ra Quyết định thỏa thuận của hai bên như sau:

1. Đến ngày 15/12/2008, mẹ tôi trả nợ gốc và lãi cho bên chủ nợ.

2. Nếu đến ngày 15/12/2008 mẹ tôi không trả nợ gốc và lãi, thì bên chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, đấu giá căn nhà của mẹ tôi (là tài sản riêng của mẹ tôi) để thi hành án.

Tuy nhiên, chưa đến ngày 15/12/2008, mà bên chủ nợ đã có đơn yêu cầu thi hành án vào ngày 20/12/2007 và ngày 02/01/2008 cơ quan thi hành đã ra quyết định thi hành án buộc mẹ tôi trả nợ gốc và lãi. Nếu không thi hành án thì sẽ bị kê biên và đấu giá căn nhà. Mẹ tôi còn phải chịu lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định kể từ ngày 02/01/2008 (ngày ra quyết định thi hành án).

Xin hỏi:

1. Theo Quyết định thỏa thuận của Tòa án thì đến ngày 15/12/2008 nếu mẹ tôi không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì lúc đó bên chủ nợ mới có quyền yêu cầu thi hành án phải không? Nhưng bên chủ nợ đã có đơn yêu cầu thi hành án ngày 20/12/2007 và Cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án vào ngày 02/01/2008 là đúng hay sai?

2. Việc cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án ngày 02/01/2008 và buộc mẹ tôi nếu không trả nơ và lãi cho chủ nợ thì phải bị phát mãi căn nhà và chịu lãi suất từ ngày 02/01/2008 có đúng quy định của pháp luật không?

3. Nếu cơ quan thi hành án làm như trên là sai thì mẹ tôi phải làm gì? Hiện Chi cục thi hành án dân sự Quận đã kê biên căn nhà của mẹ tôi. Kính mong Qúy lãnh đạo giúp cho tôi. Trân trọng và xin cám ơn.

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, Quyết định thi hành án dân sự của Cơ quan Thi hành án Quận Tân Bình giải quyết vụ việc của mẹ bạn ban hành ngày 02/01/2008 khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 chưa có hiệu lực (1/7/2009) nên phải áp dụng Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 để xem xét Quyết định này.

Theo quy định tại điều 2, điều 4 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 quy định về căn cứ để đưa bản án, quyết định ra thi hành án là Những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật…hoặc những bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng được thi hành ngay như: Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội….

Tại điều 5 Pháp lệnh cũng quy định về quyền yêu cầu thi hành án như sau:

Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Ngoài ra tại khoản 1 điều 25 đã quy định về thời hiệu thi hành án là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Tòa án thì thời hạn ba năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Việc thi hành án là thực hiện theo bản án của Tòa án. Theo quy định trên thì người phải thi hành án, được thi hành án và cơ quan thi hành án phải căn cứ vào quyết định của bản án để thi hành án. Nếu trường hợp bản án đã ấn định nghĩa vụ thực hiện thì quyền yêu cầu thi hành án chỉ phát sinh khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người phải thực hiện không thực hiện.

Do đó chưa đến thời hạn mẹ bạn phải thực hiện nghĩa vụ mà người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án cũng chấp nhận và ra quyết định buộc mẹ bạn phải thi hành là trái quy định pháp luật.

Trường hợp chấp hành viên hay cơ quan thi hành án có hành vi vi phạm, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mẹ bạn thì tại điều 59 quy định về quyền khiếu nại của công dân như sau:

“Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên.

Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại.

Vì vậy khi cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án trái quy định của pháp luật thì mẹ bạn có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan thi hành đó. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý về thời hiệu khiếu nại, nếu hết thời hiệu trên mà không khiếu nại thì không còn quyền khiếu nại nữa.

Về quyết định kê biên tài sản của cơ quan thi hành án bạn không nói rõ được ban hành vào thời gian nào, nếu còn thời hiệu mẹ bạn vẫn có quyền khiếu nại đối với quyết định này.

Nhưng đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật trên thì mẹ bạn vẫn có nghĩa vụ phải thi hành khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008
Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Luật Thi hành án năm 2008 Luật Thi hành án năm 2008
Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự
Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp
Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014
Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008