Yêu cầu xử lý hình sự hay khởi kiện dân sự khi bị người khác đánh
10/04/2017 17:04
Em có trường hợp muốn được tư vấn như sau:
Mẹ em năm nay 58 tuổi, mẹ em đi làm chuẩn bị về thì có anh kia làm gần ruộng nhà em lên tháo nước. Mẹ em thấy nước tràn bờ ngập lúa thì có nói anh kia, anh kia không nghe còn nói những câu xúc phạm, sau dọa đánh mẹ em. Lúc đó mẹ em nói " mi đánh được thì đánh đi". Anh kia dùng cán cuốc đánh mẹ em ngã xuống ruộng lúa, mẹ em cố gắng đứng dậy thì anh ta nhận mấy cái mẹ bổ xuống. Sau đó bố em lại cầm cuốc khỏi anh ta đánh mẹ em tiếp.
Không trụ được với sức anh ta, bố buông tay ra và 2 người văng ra. Về nhà mẹ choáng, đau ngực trái... đi bác sĩ chuẩn đoán không sao. Về nhà mẹ đau, ốm không ăn được và đến ngày thứ 4 thì phải đi cấp cứu.
Em mong anh/chị cho em lời khuyên và phải làm như thế nào. Do cháu chủ tịch xã nên khi gửi đơn xuống xã thì công an bảo về thôn, xóm giải quyết.. giờ gia đình đang hoang mang và cần sự giúp đỡ ạ.
Xin chân thành cảm ơn ạ!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Hiện tại, bạn cần đưa mẹ mình đi khám để xem bệnh như thế nào, mức độ bệnh có nặng không để chữa trị kịp thời. Đồng thời dựa trên kết quả khám bệnh đó để lựa chọn cách thức bảo vệ quyền lợi cho mẹ bạn tốt nhất. Hành vi cố ý gây thương tích của anh kia có thể bị khởi tố hình sự nếu tỷ lệ thương tật thuộc quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự năm 2009:
"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
m) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
o) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."
Nếu mức độ thương tật của mẹ bạn chưa đến đủ mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm sức khỏe của anh kia tại Tòa án nhân dân huyện nơi anh kia đang sinh sống. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại và cách tính thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 584 và Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.