Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Xử lý hành vi gây rối nhà người khác

03/04/2017 14:21
Câu hỏi:

Chào luật sư ! Nhà tôi và nhà ông B cùng bán tạp hóa, nhưng B thường xuyên kiếm chuyện với gia đình tôi. Vào lúc 23h ngày 11/06/2014 Ông B tiếp tục hành vi chửi bới nhục mạ chồng tôi và hành hung con gái tôi. Tôi ra can ngăn thì ông B dùng cán chổi đập vào đầu , mặt (toàn thân) tôi và chồng tôi đã kịp thởi can ngăn nếu không hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Sau đó ông B còn đập phá tài sản của gia đình tôi và còn giật của tôi một mặt đá quý trị giá khoảng 15 triệu đồng.
Sau khi sự việc xảy ra con trai ông B đã lôi kéo một nhóm thanh niên lạ mặt xuống uy hiếp gia đình tôi và còn dọa sẽ chém giết gia đình tôi. Hiện tôi đang sống trong lo sợ , không biết ông B và thân nhân gia đình ông ta sẽ hành hung gia đình tôi khi nào. Ông B và gia đình ông ta đã nhiều lần ăn hiếp, chửi bới gia đình tôi nhưng vì ông B là em ruột chồng tôi nên chồng tôi thường khuyên bỏ qua, nhưng được thể ông ta ngày càng lấn át hơn và có thái độ hung hăng,xem thường pháp luật.Toàn bộ sự việc tôi vừa nêu trên có sự chứng kiến của bà con hàng xóm và đội dân phòng phường chứng kiến. Tôi đã đem đơn thưa ông B lên công an phường ,từ đó đến nay công an phường vẫn chưa giải quyết. Để an tâm hơn nhà tôi đã lắp đặt camera trước nhà để tránh trường hợp ông B lại qua mà không có chứng cớ để nói.
Cách đây 3 ngày ông B cố tình vu khống con gái tôi vào lúc 00h ngày 15/03/2015 đập phá và ham dọa ông ta nhưng lúc đó con gái tôi không có ở nhà( camera có thể chứng minh) .Sáng hôm sau ông B sang nhà tôi chửi bới và con trai ông B lại một lần nữa cầm dao đòi đâm con gái tôi. Nhờ người thân can ngăn và báo công an nên không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Khi hai nhà lên phường công an chỉ cho làm cam kết hòa giải và cho về Thưa luật sư ! Vậy tôi phải làm sao để gia đình ông B không quấy rối và ham dọa hành hung gia đình tôi nữa. Vì con trai ông ta tối nào cũng tụ tâp một nhóm thanh niên trước nhà ông B làm con gái và chồng không dám về vì sợ bị hành hung Thưa luật sư! Vậy có luật nào bảo vệ gia đình tôi không.

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Như sự việc bạn trình bày thì ông B đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe, sinh hoạt của gia đình bạn.

Quy định tại Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:

Thứ nhất, về việc thường xuyên có hành vi hành hung, dọa nạt uy hiếp gia đình nhà bạn tại Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

"Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Thứ hai, hành vi đánh đập người nhà bạn, tụ tập đánh và dùng cán chổi đập vào đầu , mặt (toàn thân) bạn và chồng bạn đã kịp thởi can ngăn nếu không hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Hành vi này, bạn cần giám định tỷ lệ thương tật để xem mức độ thiệt hai. Vì theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Thứ ba, trong trường hợp những người nhà ông B có hành vi đến nhà bạn, ông B còn đập phá tài sản của gia đình bạn và còn giật của bạn một mặt đá quý trị giá khoảng 15 triệu đồng. Theo hành vi đó, Điều 143 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:

"Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Thứ tư, gia đình ông B thường xuyên đến nhà bạn gây rỗi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình cũng như sinh hoạt của nhà bạn thì có thể truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng.

Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng

"1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm."

Với những quy định trên và đối chiếu từng sự việc của bạn cùng điều khoản thì gia đình ông B có thể sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009.

Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình, bạn tiếp tục ghi hình, thu thập thêm chứng cứ về vấn đề hành hung và gửi đơn yêu cầu, tố cáo lên Công an Quận(huyện) nơi gia đình bạn cư trú để xử lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội  xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Luật đặc xá số 07/2007/QH12 Luật đặc xá số 07/2007/QH12
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người