Trách nhiệm khi phơi thóc lòng đường dẫn đến tai nạn chết người
05/04/2017 15:43
Em trai tôi có đèo vợ 2 đứa con trên một chiếc xe máy bị ngã, hậu quả là vợ chết. Nguyên nhân bị ngã do có một gia đình chiếm lòng đường phơi thóc, để lại mép đường khoản 30cm; khi đó tránh xe đi ngược chiều nên tránh sang bạt phơi thóc thì bánh trước xe chạm vào khúc gỗ tròn kê ở dưới bạt to bằng cổ chân làm xe nhấc bổng lên bị ngã.
Xin hỏi, em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì làm chết vợ hay không?
Người đã lấn chiếm đường phơi thóc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và có phải bồi thường thiệt hại cho gia đình em trai tôi không ?
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Thứ nhất, em trai bạn là do gặp chướng ngại vật trên đường nên bị ngã xe, dẫn đến hậu quản là người đi cùng chết. Trong trường hợp này em trai bạn không có bât cứ hành vi vi phạm nào nên không pahir chịu trách nhiệm về cái chết của vợ.
Thứ hai, vì lòng đường là nơi để phương tiện đi lại tuy nhiên do có một gia đình chiếm lòng đường phơi thóc, khúc gỗ tròn kê ở dưới bạt to gây cản trở giao thông dẫn hậu quả xảy ra va chạm giao thông và thiệt hại về tính mạng cho người vợ đó. Đây là hành vi phạm tội được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ
"1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm."
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.