Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Trách nhiệm hình sự khi quan hệ với người dưới 16 tuổi

05/08/2017 11:45
Câu hỏi:

Trách nhiệm hình sự khi quan hệ với người dưới 16 tuổi? Năm nay em trai em 22 tuổi, cách 7 8 năm trước em trai em có quan hệ với một bạn nữ cùng tuổi, vậy cho em hỏi hành vi đó có bị tội gì không? Đã lâu họ không kiện vậy giờ họ khởi kiện sẽ như thế nào?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau.
Vì bạn không trình bày rõ về hành vi của em trai bạn cùng bạn gái kia nên chúng tôi sẽ chia trường hợp để tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp 1: Hai người này quan hệ với nhau tự nguyện, không tồn tại yếu tố cưỡng ép, lừa dối,…Như vậy em trai bạn không cấu thành tội Hiếp dâm trẻ em hay Cưỡng dâm trẻ em. Vì trong khoảng thời gian xảy ra hành vi, em trai bạn cũng ở độ tuổi 14, 15, không phải là người trưởng thành nên cũng thể đủ yếu tố cấu thành tội Giao cấu với trẻ em hay Dâm ô với trẻ em. Như vậy em trai bạn không bị truy tố khi quan hệ tự nguyện với bạn gái cùng tuổi 14, 15.

Trường hợp 2. Nếu hai người quan hệ không tự nguyện.

Thứ nhất, nếu em trai bạn có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của bạn gái kia hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái với ý muốn thì căn cứ vào Điều 112 Bộ luật hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em, em trai bạn sẽ bị truy cứu về tội Hiếp dâm trẻ em.

“Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em

1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Đối với nhiều người;

đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;

e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Thứ hai nếu em trai bạn có hành vi dùng thủ đoạn làm bạn gái vào tình trạng phải miễn cưỡng quan hệ (ví dụ như cho uống thuốc, rượu hoặc chất gây nghiện khác) thì căn cứ vào Điều 114 Bộ luật hình sự, em trai bạn có thể bị truy cứu tội cưỡng dâm trẻ em.

“Điều 114. Tội cưỡng dâm trẻ em

1. Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Đối với nhiều người;

d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;.

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Vì bạn không cung cấp cụ thể mức độ sự việc và thời gian cụ thể xảy ra hành vi để có thể xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn thời hiệu truy cứu một cách chung nhất cho bạn và gia đình. Vấn đề thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ chỉ đặt ra đối với trường hợp thứ hai tức là quan hệ giữa em trai bạn và bạn gái kia là không tự nguyện, em trai bạn có hành vi cưỡng hiếp trẻ em hoặc cưỡng dâm trẻ em. Theo Bộ luật hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại:

Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.”

Cụ thể, bạn có thể căn cứ vào phân loại tội phạm khoản 3 Điều 8 dưới đây để có nhận định đúng nhất về hành vi của em trai bạn. "3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi "Trách nhiệm hình sự khi quan hệ với người dưới 16 tuổi" của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất.

Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Luật đặc xá số 07/2007/QH12 Luật đặc xá số 07/2007/QH12
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội