Trách nhiệm hình sự trong việc không khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự
10/03/2017 14:42
Câu hỏi:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 259 Bộ luật hình sự 1999: "Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."
Theo quy định trên thì thanh niên không chấp hành đăng ký NVQS hoặc "khám sức khỏe" đã bị xử phạt vi phạm hành chính năm 2016. Nhưng đến năm 2017 vẫn tiếp tục không chấp hành đăng ký NVQS hoặc "khám sức khỏe" thì có bị xử lý hình sự không?
Rất mong Luật sư tư vấn giúp.
Trân thành cám ơn.
Trả lời:
Khoản 1, điều 5 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi trốn khám sơ tuyển như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, việc xử phạt lần đầu của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự nếu là đúng quy định của pháp luật và đã xử lý hành chính mà không chấp hành, thì có thể bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điều 259 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 cụ thể: “Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Tuy nhiên, bạn phải chú ý trường hợp của bạn hỏi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính năm 2016 nhưng đến năm 2017 vẫn tiếp tục không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc khám sức khỏe thì tại Khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Do đó, bạn phải căn cứ vào thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu sau 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm thì đương nhiên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và sau thời hạn này thì chưa đủ điều kiện để xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên.
Công ty Luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, việc xử phạt lần đầu của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự nếu là đúng quy định của pháp luật và đã xử lý hành chính mà không chấp hành, thì có thể bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điều 259 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 cụ thể: “Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Tuy nhiên, bạn phải chú ý trường hợp của bạn hỏi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính năm 2016 nhưng đến năm 2017 vẫn tiếp tục không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc khám sức khỏe thì tại Khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Do đó, bạn phải căn cứ vào thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu sau 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm thì đương nhiên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và sau thời hạn này thì chưa đủ điều kiện để xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội danh nêu trên.
Công ty Luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.