Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sài khi có đơn rút yêu cầu khởi tố
07/02/2017 15:44Vào ngày 20/6/2016 bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản là 1 chiếc xe sirus trị giá 18tr rồi bỏ trố (tài sản vẫn chưa đc thu hồi) Đến ngày 11/7/2016 người nhà của bị cáo đã gặp bị hại và bồi thường 1 chiếc xe mới cùng loại, bị hại đã chấp nhận bồi thường, viết giấy bãi nại và ko yêu cầu thêm bồi thường gì khác 15/8/2016 cơ quan CSDT tp quyết định khởi tố vụ án trên...23/8/2016 viện kiểm soát nhân dân tp quyết định khởi tố bị cáo về hành vi " lừa đảo chiếm đoạt tài sản 12/10/2016 lập bản kết luận điều tra: tội phạm và hình phạt đc quy định tại khoản 1 điều 139 bộ luật hình sự Căn cứ điều 162, 163 bộ luật tố tụng hình sự. Cơ quan CSDT tp chuyển hồ sơ đến VKSND tp để truy tố bị cáo *Bị can hiện đang tại ngoại điều tra 26/12/2016 công an đến nhà mời bị cáo lên cơ quan làm việc và bị cáo bị giam giữ lại tại tòa với mức xử phạt 9 tháng tù - Với sự việc em nêu trên em xin giải đáp giúp em vài thắc mắc: 1. Tại sao bên bị cáo đã bồi thường thiệt hại cho bên bị hại, và bị hại đã viết đơn bãi nại và chấp nhận ko truy cứu nữa...tháng 10 cũng lập biên bản và kết thúc vụ án...nhưng 1 thời gian sau bị cáo lại bị xử với mức án 9 tháng tù 2. Bên bị cáo muốn đc xin tòa xét xử lại, và có sự giúp đỡ của bên bị hại...vậy sau phiên tòa xử lần 1 khoảng bao nhiêu ngày gia đình bị cáo có thể làm đơn xin tòa xét xử lại cho bị cáo, bên bị hại có cần phải ghi đơn bãi nại gửi tòa ko? 3. Trong phiên tòa lần 2...cần phải có những giấy tờ gì ko? Có cần phải thuê luật sư ko? Có cần bị hại ra tòa giải quyết ko? Làm thế nào để có cơ hội được hưởng án treo hoặc giảm án? 4. Theo tất cả thời gian diễn ra trong vụ án và đúng với mức phạt tù là 9 tháng...thời gian bị cáo thi hành hình phạt đc tính như thế nào? Ngày bắt đầu thi hành mức án từ khi nào? Và kết thúc mức án vào tháng mấy (nếu có cụ thể chính xác ngày) Em xin trân thành cảm ơn tất cả những người đã bỏ thời gian góp ý kiến và tư vấn cho em...
Trường hợp của bạn, chúng tôi tạm tư vấn từng vấn đề cụ thể bạn hỏi như sau:
1. Trường hợp đã được bồi thường thiệt hại và có đơn bãi nại của người bị hại thì bị cáo sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự là “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Toà án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt.
Căn cứ Khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:” Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Bên cạnh đó, luật cũng cho phép người bị hại được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Bị cáo bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự. Tội này phù hợp với quy định trên là rút yêu cầu khởi tố của người bị hại nêu trên và không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.
2. Căn cứ Khoản 1 Điều 333Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.”Như vậy, bị cáo phải làm Đơn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và nộp đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án cùng các tài liệu chứng cứ khác.
Căn cứ Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy thời hạn đã được viện dẫn tại điều luật nêu trên.
3. Vụ việc của bạn nêu, bị cáo bị giam giữ lại tại tòa với mức xử phạt 9 tháng tù, như vậy Tòa án đã xử tại phiên Tòa sơ thẩm và có thể bị cáo đã kháng cáo để Tòa Phúc thẩm tiếp tục giải quyết(phiên tòa lần 2). Khi có sự ảnh hưởng liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì bị cáo có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn, định hướng và tham gia vào vụ việc để bảo vệ bào chữa tại Tòa án nhân dân là cách nhanh nhất để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề của đương sự, người có liên quan luôn tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc đầu tiên là bị cáo phải liên hệ trực tiếp với luật sư mà bản thân người liên hệ có dự định mời và hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Sau khi thống nhất tất cả những yêu cầu, chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục để tham gia vào giải quyết vụ án. Người mời phải viết đơn yêu cầu luật sư bảo vệ tham gia bào chữa cho mình.
4. Bị cáo bị tuyên phạt 9 tháng tù là tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Hình phạt tù có thời hạn là một loại hình phạt nghiêm khắc, vì người bị kết án bị tước tự do, bị cách ly với xã hội, họ phải lao động cải tạo trong trại giam dưới sự quản lý và giám sát của lực lượng cảnh sát tư pháp. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, nhưng không quy định Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt hay cơ quan công an trừ trong quá trình thi hành hình phạt trong trại giam?
Nếu đến ngày tuyên án, người bị kết án không bị tạm giam, thì Tòa án phải tuyên trong bản án thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án. Nếu giao cho cơ quan công an quản lý tại giam trừ, thì hồ sơ thi hành án phải phản ánh đầy đủ thời gian tạm giam, tạm giữ đối với người bị kết án và việc này phải được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc Luật thi hành án.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.