Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
06/10/2016 16:56
Câu hỏi:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xét xử thế nào?
Trả lời:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, được quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định hình phạt như sau:
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tùy theo tính chất và các tình tiết cụ thể của việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do người phạm tội thực hiện mà hình phạt được quy định theo khoản 1 hoặc khoản 2. Bên cạnh đó Tòa án có thẩm quyền có thể cấm người phạm tội đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Có nghĩa là ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn phải chấp hành hình phạt bổ sung.
Đó là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tùy theo tính chất và các tình tiết cụ thể của việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do người phạm tội thực hiện mà hình phạt được quy định theo khoản 1 hoặc khoản 2. Bên cạnh đó Tòa án có thẩm quyền có thể cấm người phạm tội đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Có nghĩa là ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn phải chấp hành hình phạt bổ sung.
Đó là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).