Tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
11/01/2017 09:57Luật sư cho e hỏi! Ở gần tại trụ sở làm việc của tôi có một thủy điện đang xây lắp và đặc biệt là có một máy nghiền đá hoạt động cả ngày đêm nên quá trình hoạt động làm ồn cả ngày và đêm. Ngoài ra mỗi khi hoạt động thì cả một vùng có bán kính khoảng 1km bụi không nhìn thấy gì, chúng tôi công tác ngay ở gần đó ( cách khoảng 50m) phải đóng kín cửa cả ngày và đêm nhưng vẫn không ổn do bụi vào đầy nhà, quần áo giặt xong không biết phơi ở đâu cho khô và sạch....xin hỏi luật sư chúng tôi với tư cách là người dân có quyền yêu cầu nhà máy ngừng hoạt được không và nếu báo thì báo với cơ quan để xử lý triệt để tình trạng trên (hungpuhoat@...)
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 về các hành vi bị cấm trong đó có hành vi “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí” là hành vi bị cấm.
Căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;”
Như vây, quy định trên cho thấy cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, bảo đảm để không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường, hạn chế tiếng ồn, phát sang, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Việc cơ sở sản xuất, kinh doanh không có biện pháp xử lý giảm thiểu tiếng ồn, khí thải ra môi trường là vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, trường hợp vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường thì tùy thuộc vào lượng khí thải có thể đưa ra các mức xử phạt khác nhau.
Tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm. Như vậy tùy thuộc vào lượng khí thải thải ra môi trường đã được quy định tại Điều luật thì cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính với mức tương ứng. Ngoài ra nếu như đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự về tội gây ô nhiễm không khí.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:“Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Do đó, khi có đủ căn cứ chứng minh việc xả thải của công ty giấy này ra môi trường là hành vi vi phạm thì bạn có quyền làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường của nhà máy này. Bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Cơ quan điều tra công an cấp huyện nơi công ty giấy ở khu dân cư của bạn có hành vi vi phạm pháp luật để được giải quyết.
Theo đó, khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà lại cố tình tiếp tục vi phạm thì có thể sẽ bị xử lý về mặt hình sự.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.