Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Tiêu thụ tài sản nhưng không biết do phạm tội mà có có phạm tội không.

31/03/2017 17:35
Câu hỏi:

Em hiện là nhân viên IT của một công ty sửa chữa máy tính. Em có quen anh L là trưởng phòng IT của một Công ty Công nghệ thông tin. Khoảng từ giữa đến cuối năm 2014, anh L có nhờ em sửa một số máy tính, anh L nói đó là máy tính của công ty bị hỏng không dùng được nên anh đã mua lại. Sau khi sửa xong anh L nhờ em bán hộ. Sau đó anh L còn nhờ em bán hộ một số tivi LG (31 cái chia làm nhiều đợt) và 15 máy tính, anh L nói rằng đó là do cuối năm các công ty không bán được hàng nên bán lại cho anh với giá rẻ.
Sau khi bán hết số tivi thì được 186 triệu đồng, còn số máy tính được 90 triệu đồng. Em đã đưa hết tiền cho anh L, chỉ nhận 6 triệu tiền hoa hồng. Anh L trả nợ em 80 triệu đã vay trong thời gian quen biết, thực tế là anh L vay em 90 triệu đồng tất cả. Cho đến gần đây khi bị công an triệu tập em mới biết toàn bộ số máy tính và tivi anh L nhờ em bán hộ là do lạm dụng chức vụ ở Công ty mà có. Bởi trong quá trình vận chuyển số tivi và máy tính có rất nhiều nhân viên công ty anh L giúp, thái độ rất nhiệt tình vui vẻ nên em hoàn toàn tin tưởng, không nghi ngờ gì. Công an đã yêu cầu em trả lại toàn bộ 86 triệu để điều tra. Em muốn hỏi là việc em giúp anh L bán hàng như vậy có phạm vào tội nào không? Em có thể lấy lại được khoản nợ 90 triệu từ anh L không? Hiện nay anh L đang bị tạm giam.

Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Theo như bạn trình bày thì có thể cho rằng hành vi của bạn là tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Với hành vi này, bạn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 , cụ thể như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn (có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng - Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC );

d) Thu lợi bất chính lớn (từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng);

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn (có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng);

b) Thu lợi bất chính rất lớn (từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng);

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn (có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên);

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn (từ một trăm triệu đồng trở lên)

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Theo Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN VKSNDTC-TANDTC, “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.

Như vậy, nếu bạn biết rõ số tài sản đó là do phạm tội mà có mà vẫn mua bán và việc mua bán này không có sự hứa hẹn trước thì hành vi của bạn đã phạm vào Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 BLHS 1999 nói trên.

Ngược lại, nếu bạn biết số lượng tài sản trên do người khác phạm tội mà có và có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ và sử dụng hàng hóa nhằm củng cố thêm hành vi cho người thực hiện hành vi phạm tội thì hành vi của bạn sẽ được xác định là hành vi đồng phạm với vai trò là người giúp sức và sẽ bị xử lý theo quy định của các điều luật tương ứng.

Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra không chứng minh được việc bạn biết số tivi, máy tính mà bạn đã tiêu thụ giúp L là do L phạm tội, gian dối mà có thì có thể bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về khoản nợ 90 triệu đồng, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi L có hộ khẩu thường trú để yêu cầu L thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu nơi L đang bị tạm giam trùng với nơi L có hộ khẩu thường trú thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết hai vụ án song song. Trong trường hợp nơi thường trú và nơi tạm giam khác nhau, Tòa án sẽ ủy thác đến Tòa án nơi L bị tạm giam để lấy ý kiến của L, áp dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự sau đó tiến hành xét xử vắng mặt L.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia bào chữa, luât sư tham gia vụ án hình sự… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ... Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ...
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền
Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015