Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Thời hạn tạm giam để điều tra

31/03/2017 09:42
Câu hỏi:

Em tôi vi phạm pháp luật bị tạm giam 3 tháng. Sau đó Viện Kiểm sát lại gia hạn tạm giam tiếp 3 tháng nữa và sau 2 tháng thì tòa án nhân dân huyện mới mở phiên tòa xét xử. Xin hỏi, như vậy có đúng không?
(Tẩn Mý San)

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về câu hỏi của bạn, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

 

Do các thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ ràng, cho nên bạn có thể căn cứ vào các quy định về thời hạn tạm giam để điều tra tại Điều 173 của Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tính chính xác trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thời hạn tạm giam đối với em trai bạn:

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối chiếu các quy định tại Điều trên với các thông tin mà bạn cung cấp thì tội mà em trai bạn thực hiện có thể là tội phạm nghiêm trọng. Thời hạn tạm giam đối với tội phạm nghiêm trọng là không quá ba tháng; trường hợp cần thiết được gia hạn hai lần, lần một không quá hai tháng, lần hai không quá một tháng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 240, 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:

- Sau khi hết thời hạn tạm giam, cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra và truy tố. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát sẽ ra bản cáo trạng tuy tố bị can trước Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn 30 ngày.

Như vậy, giả sử em trai bạn phạm tội nghiêm trọng thì thời hạn từ lúc kết thúc điều tra đến khi đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa là mất khoảng 80 ngày; trường hợp gia hạn thì có thể lên đến 135 ngày.

Bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để đối chiếu với trường hợp của em trai bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhân được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Công ty luật Bảo Chính.

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền
Luật đặc xá số 07/2007/QH12 Luật đặc xá số 07/2007/QH12
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo