Quy định tặng nặng, giảm nhẹ hình phạt sau khi kháng cáo như thế nào?
06/07/2017 14:24
Tòa án xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A và B đồng phạm trong cùng một vụ án. Sau khi tuyên án sơ thẩm, A kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, ngoài ra không có kháng cáo, kháng nghị nào khác.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm khi xét kháng cáo của A nhận thấy hình phạt mà Tòa án sơ thẩm áp dụng đối với B quá nặng thì có quyền giải quyết như thế nào đối với B?
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy hình phạt mà Tòa án sơ thẩm áp dụng đối với A quá nhẹ, cần phải tăng nặng thì giải quyết như thế nào đối với A?
3. Giả sử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm phát hiện thấy A và B còn đồng phạm một tội khác mà chưa bị Cơ quan điều tra phát hiện. Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào đối với tội phạm mới được phát hiện?
4. Giả sử Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy hành vi của A không cấu thành tội phạm thì giải quyết như thế nào?
Xin cảm ơn.
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Hội đồng xét xử phúc thẩm giảm hình phạt cho B.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS: “Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.”
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên phần bản án sơ thẩm đối với A và báo cáo Tòa án cấp giám đốc thẩm để xem xét việc kháng nghị.
3. Hội đồng xét xử phúc thẩm yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hoặc tự mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLTTHS: “Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra."
4. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy phần bản án sơ thẩm, đình chỉ vụ án đối với A và tuyên A vô tội.
Theo quy định tại Điều 251 BLTTHS thì: “Khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 của Bộ luật này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này thì hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.”
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Quy định về tặng nặng, giảm nhẹ hình phạt sau khi kháng cáo?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!”