Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Phạm tội lừa đảo có được hưởng án treo khi đã được nguyên đơn bãi nại

24/08/2017 21:02
Câu hỏi:

Phạm tội lừa đảo có được hưởng án treo khi đã được nguyên đơn bãi nại
Người mắc tội lừa đảo với số tiền 157 triệu đồng, khi bị khởi tố, gia đình đã trả hết, nguyên đơn đã nộp giấy bãi nại thì sẽ bị xử ở mức tội như thế nào? Có được hưởng án treo không? Nếu được mức án treo thì có được khôi phục lại công việc đã làm trước khi bị bắt không?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính sẽ tư vấn cho bạn với trường hợp này như sau:
Theo quy định của Điều 105 BLTTHS năm 2003, quy định về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Theo đó, việc rút yêu cầu khởi một cách hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu của ép buộc hay cưỡng bức sẽ dẫn đến việc đình chỉ vụ án ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự, nghĩa là bên gây thiệt hại ( người đang bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác trong vụ án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đơn bãi nại chỉ có thể đình chỉ những vụ án chỉ có thể được khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại mà thôi. Cụ thể, danh sách những tội danh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của họ nêu trên.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì đơn bãi nại tự nguyện, hợp pháp của người yêu cầu khởi kiện chỉ có hiệu lực làm đình chỉ vụ án trong những vụ án hình sự về các tội được nêu ở trên. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải trong mọi trường hợp có đơn bãi nại thì bên gây thiệt hại đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, riêng trường hợp của bạn không thuộc trường hợp này.
Đối với trường hợp của bạn hỏi, như tôi đã phân tích ở trên, anh ta phạm phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999. Người vi phạm tội danh này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đơn bãi nại của người bị hại. Người kia phạm tội theo điểm e khoản 2 điều 39 BLHS:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;”

Theo quy định tại khoản 1 điều 60 Bộ Luật hình sự năm 1999 có quy định về án treo: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.” để cụ thể hoá điều này thì tại tiểu mục 6.1 mục 6 Nghị quyết Số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 để được hưởng án treo, người phạm tội phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Mặt khác bạn phạm tội quy định tại khoản 2 điều 139 có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm đồng thời có những tình tiết được xem xét được coi là tình tiết giảm nhẹ như có đơn bãi nại, khắc phục hậu quả ... thì có thể khi xét xử và tuyên án bạn sẽ có cơ hội được Toà cho hưởng án treo nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.

Bạn không nói rõ là bạn mong muốn đi làm dưới hình thức nào nên để giải quyết vấn đề ” hưởng án treo có được khôi phục việc làm cũ không”, chúng tôi xin đưa ra các hướng tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, giả sử ngoài mức án treo, bạn còn phải chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Theo Điều 36, BLHS 1999 quy định về Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định như sau:

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”

Như vậy nếu giả sử trên giống trường hợp của bạn thì có nghĩa pháp luật không cho phép bạn tiếp tục đảm nhiệm loại công việc cũ trong thời hạn một năm đến năm năm tùy theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, việc cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc công việc này chỉ áp dụng đối với công việc được ghi trong bản án của Tòa. Có nghĩa, ngoài công việc đó ra, bạn hoàn toàn có thể làm công việc khác phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.

– Thứ hai, giả sử bạn được hưởng án treo và không có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Theo quy định của pháp luật, người được hưởng án treo sẽ luôn luôn phải đối mặt với thời gian thử thách và sẽ bị hạn chế những quyền nhất định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm người được hưởng án treo không được đi làm. Cho nên bạn vẫn có thể làm những công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Phạm tội lừa đảo có được hưởng án treo khi đã được nguyên đơn bãi nại?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có