Người chưa thành niên có thuộc đối tượng vào trại giáo dưỡng ?
17/11/2017 15:59Người chưa thành niên có thuộc đối tượng vào trại giáo dưỡng ? Tôi có một đứa em trai năm nay 15 tuổi. Giờ nó có bản chất ham đua đòi hay đi chơi thâu đêm suốt sáng. Hiện tại nó sống cùng với bà nội và cha của tôi,nhưng do bà nội tôi nuông chiều nên tôi và mẹ tôi không thể can thiệp khuyên ngăn nó ( cha mẹ tôi đã li di nên sống riêng). Giờ nó có nghiện " Đá" và "Cỏ", nhân lúc bà và cha tôi về quê, nó rủ rê bạn bè về nhà cưa ổ khóa, lấy 2 chiếc xe đi bán, còn đập phá đồ đạc trong nhà. Gia đình tôi sau khi biết chuyện đã hết sức khuyên ngăn nhưng nó ko nghe. Giờ gia đình tôi muồn đưa nó đi Trại cải tạo nhân cách ( hay đại loại trại nào giống vậy) .Vậy thủ tục ra sao, có phiền phức ko và mức phí cao không ạ? Mong luật sư giúp tôi, cám ơn rất rất nhiều !!!
Công ty Luật Bảo Chính cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có một đứa em trai năm nay 15 tuổi nhưng có tính ham chơi, đua đòi, có lần lấy hai chiếc xe máy trong nhà để đi bán và còn nghiện “Đá” và “Cỏ” nên gia đình muốn đưa em vào trại cải tạo. Như vậy, chúng tôi có thể hiểu rằng, em bạn mới bị lần đầu. Thì theo quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là những đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
…”
Như vậy, với trường hợp em của bạn ở trong gia đình thường tính ham chơi, đua đòi, có lần lấy hai chiếc xe máy trong nhà để đi bán và còn nghiện “Đá” và “Cỏ” thì không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo căn cứ tại Điều 70 về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
“1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm. Với hành vi lấy trộm chiếc xe máy do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về giá trị 2 chiếc xe máy nên căn cứ tại điều 138 Bộ Luật hình sự 199 để bạn xác định cụ thể xem em trai bạn phạm tội thuộc khoản bao nhiêu, từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Tuy em bạn không thuộc đối tượng được đưa vào trai giáo dưỡng nên gia đình có lẽ cần kiên nhẫn dạy bảo, có những biện pháp cứng rắn hơn tại gia đình và có đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự 1999 về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
“1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.”
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Người chưa thành niên có thuộc đối tượng vào trại giáo dưỡng ?” cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!