Người Phiên dịch, người dịch thuật theo quy định của pháp luật hình sự.
29/03/2017 22:47Một số vụ án có bị can, bị cáo hoặc đương sự khác có liên quan là người dân tộc thiểu số mà không biết nói hoặc nói chưa thành thạo tiếng việt, người nước ngoài thì cần phải có người phiên dịch, người dịch thuật. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về người phiên dịch, người dịch thuật? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này.
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Theo quy định tại điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Đề nghị cơ quan yêu cầu họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng hoặc của người thân thích của mình;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
- Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 381 của Bộ luật hình sự;
- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
- Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
- Đồng thời là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện, người thân thích của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu quyết định.
Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm, người điếc, chữ của người mù.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia bào chữa, luât sư tham gia vụ án hình sự… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.