Ngược đãi hoặc hành hạ người khác?
03/01/2017 11:42Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây liên tục đưa tin về các vụ bạo hành, xâm phạm đến thân thể trẻ em, như vụ em Nguyễn Thị Bình bị hai vợ chồng quán phở hành hạ suốt 10 năm, vụ bộ Nguyễn Hữu Lợi (9 tuổi) ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh bị mẹ nuôi hành hạ đánh đập tàn bạo bằng búa, hay vụ bộ Bông (9 tuổi) ở TP Hồ Chí Minh bị mẹ nuôi hành hạ bằng cách dội nước sôi vào người…. Chúng tôi muốn biết pháp luật nước ta quy định nh thế nào về loại hình tội phạm này?
Vấn đề bạo hành trẻ em mà các bác nêu ra không chỉ là nỗi bức xúc của riêng các bác mà còn là tiếng chuông cảnh báo của toàn xã hội, là sự báo động chung cho tất cả chúng ta, đặc biệt là các nhà làm công tác xã hội liên quan đến bảo vệ sức khoẻ trẻ vị thành niên. Bất cứ ai trong 1 xã hội văn minh đều cần phải kịch liệt lên án và có ý thức nhằm tố giác và loại trừ mọi hành vi bạo hành, xâm phạm đến sức khoẻ vị thành niên ra khỏi đời sống xã hội.
Pháp luật hình sự Việt Nam đã có điều luật tương ứng (Điều 110) quy định về tội hành hạ người khác. Theo đó hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với ngời lệ thuộc mình, như gây đau đớn về thể xác hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc như hành vi: Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm….
Về hình phạt dành cho loại tội phạm này, nhẹ thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tự từ ba tháng đến hai năm. Trong trường hợp của các bác đề cập được quy định tại khoản 2 của điều luật này, quy định về trường hợp phạm tội đối với 1 trong các đối tượng như: Đối với người già, đối với trẻ em (là người cha đủ 16 tuổi), phụ nữ có thai hoặc người tàn tật… thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt, nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích cho ngời bị hành hạ thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự. Ngoài ra nếu hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà đối với nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 151).
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vướng mắc pháp luật cần được tư vấn nhanh chóng kịp thời hãy gọi 1900 6281.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.