Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Mức án của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

10/04/2017 16:47
Câu hỏi:

Anh con do mua hàng trả góp nhưng không thanh toán đủ số nợ còn lại,nên bị bắt giam đã 4 tháng. Bên tòa án báo là ngày 24/2 này xét xử,không biết mức án mà anh con nhận là bao nhiêu.
Nếu như mức an cao quá mình có thể kháng cáo được không ạ.Anh con chưa có tiền án ,tiền sự.
Mong luật sư tư vấn giúp ạ
Con cám ơn!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

- Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi,bổ sung năm 2009, quy định:

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này".

Theo như những thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ căn cứ để chúng tôi xác định hành vi của anh bạn thuộc vào khoản nào của Điều luật. Trong trường hợp của anh bạn chúng tôi chia ra 2 trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Anh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu anh bạn mua hàng trả góp nhưng không thanh toán số nợ còn lại và anh bạn có các hành vi như dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn đề chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì hành vi của anh bạn đủ dấu hiệu cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi,bổ sung năm 2009. Trường hợp này nếu không có thông tin phát sinh thêm và những gì bạn nếu là sự thật thì khung hình phạt của anh bạn có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

- Trường hợp 2: Cần làm rõ tình tiết việc anh bạn không trả tiền có xuất phát từ lý do chính đáng hay không, thời hạn thanh toán hay thời hạn chậm trả là bao lâu theo thỏa thuận và trong hợp đồng, anh bạn có thay đổi địa chỉ hay che giấu địa chỉ tức là hành vi bỏ trốn, hay sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản hay không? Nếu các tình tiết trên đều chính đáng, là thông tin xác thực, không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì anh bạn không bị truy cứu về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Do đó, từ các phân tích trên, trường hợp này, bên cho vay trả góp chỉ có thể khởi kiện dân sự yêu cầu anh bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 446 Bộ Luật dân sự 2015.

"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.".

Như vậy, anh bạn có nghĩa vụ thanh toán số tiền nợ còn lại với bên cho vay trả góp. Việc anh bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định của pháp luật.
Về việc kháng cáo

Theo Điều 331 Bộ luật TTHS thì những người có quyền kháng cáo bao gồm:

"1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội”.

Như vậy, anh bạn hoặc người đại diện hợp pháp cho anh trai bạn có quyền kháng cáo nếu bản án tòa án đưa ra là chưa hợp lí.

Trình tự thủ tục kháng cáo được thực hiện như sau:

Về thủ tục kháng cáo căn cứ Khoản 1 Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

"1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung".

Về thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự:

"1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.”.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng
Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo