Lên đồng, xem bói, gọi hồn… có phạm tội không?
12/04/2017 11:16
Gần đây, vợ tôi bỏ cả công việc cùng một số người tổ chức lên đồng, xem bói, gọi hồn. Việc lam đó của vợ tôi có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào? Một người đàn ông làm nghề thầy cúng thường xuyên đứng ra tổ chức xem bói, yểm bùa…tuyên truyền mê tín dị đoan.
Vậy nếu tôi kiện ông thầy cúng thì ông ấy có bị xử lý gì không?
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Theo điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 (Nghị định số 56) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin thì “Tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan” bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Lưu ý: Quy định này chỉ áp dụng đối với những người tổ chức mà không áp dụng đổi với những người tham gia. Vì vậy, nếu vợ bạn cùng một số người đứng ra tổ chức lên đồng, xem bói, gọi hồn…mới bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nói trên.
Các hành vi của ông thầy cúng có thể bị xử phạt như sau:
Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi “tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan” (điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định số 56).
Ngoài ra, vị thầy cúng còn có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan” theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định số 56.
Xử phạt hình sự: Ông thầy cúng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tội hành nghề mê tín dị đoan” theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.