Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Làm giả hồ sơ để vay tiền ngân hàng bị xử phạt thế nào?

30/12/2016 10:25
Câu hỏi:

Công ty tôi làm thủ tục vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng để nhập khẩu mặt hàng máy in. Giám đốc công ty tôi là người trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng tín dụng để vay khoản tiền trên. Khoản tiền vay này đã được Ngân hàng chuyển cho công ty tôi theo phương thức chuyển khoản. Sau đó, với tư cách là chủ tài khoản của Công ty, Giám đốc công ty tôi đã ra Ngân hàng rút tiền và bỏ trốn. Chúng tôi phát hiện ra trong hồ sơ vay vốn có một số tài liệu là giả, cụ thể là Hợp đồng nhập khẩu máy in (chữ ký và con dấu của Công ty xuất khẩu là giả); Biên bản Họp của công ty có chữ ký và con dấu của các thành viên khác (trừ thành viên là Giám đốc) là giả. Nay chúng tôi đang muốn làm đơn tố giác tội phạm đối với ông Giám đốc nhưng chúng tôi không rõ ông giám đốc sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Hay tham ô tài sản? (Lê Văn Thành – thành phố Đà Nẵng)

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn. Về nội dung bạn hỏi Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 1 Điều 139 BLHS năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Sau đây gọi là BLHS) quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Đối với tội Lừa đảo, người phạm tội có hành vi “gian dối” để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi “gian dối” ở đây được hiểu là hành vi sử dụng các thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa nhận thức của người khác, khiến họ đưa tài sản của họ cho người phạm tội. Hay nói cách khác, thủ đoạn gian dối phải xuất hiện trước khi người phạm tội nhận được tài sản của người bị hại.

Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 140 BLHS có quy định như sau: “Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.

Theo quy định trên thì để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội có được tài sản của người bị hại thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê “hợp pháp”, sau khi có được tài sản thì mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc người phạm tội đã sử dụng tài sản có được đó vào những mục đích bất hợp pháp. Do đó, “thủ đoạt gian dối” được người phạm tội tiến hành sau khi người phạm tội có được tài sản của người bị hại thông qua việc vay, thuê, mượn hợp pháp.

Đối với tội tham ô tài sản, Khoản 1 Điều 278 BLHS quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”. Với tội tham ô tài sản này thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản nhưng tài sản này phải thuộc trách nhiệm quản lý của người phạm tội.

Căn cứ vào các nội dung nêu trên cho thấy, ngay từ ban đầu Giám đốc công ty bạn đã có hành vi gian dối như: tạo lập Hợp đồng nhập khẩu máy in giả có chữ ký và con dấu của Công ty Xuất khẩu là giả; tạo Biên bản họp công ty có chữ ký và con dấu của các thành viên khác là giả (trừ chữ ký của Giám đốc) nhằm mục đích khiến ngân hàng cho vay lầm tưởng về tính hợp pháp của các tài liệu Giám đốc cung cấp, từ đó đồng ý cho công ty vay tiền và chuyển tiền vào tài khoản của công ty. Như vậy, hành vi gian dối của Giám đốc công ty bạn xuất hiện trước khi có được số tiền từ ngân hàng và số tiền Giám đốc công ty bạn có được thông qua hợp đồng vay tiền nhưng hợp đồng này không hợp pháp do có dấu hiệu lừa dối. Do đó, Giám đốc công ty bạn có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với số tiền chiếm đoạt là 1.5 tỷ đồng, Giám đốc công ty bạn có thể bị khởi tố theo quy định tại Khoản 4 Điều 139 BLHS. Theo đó, “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…”

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Công ty Luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty Luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ... Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ...
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo