Làm giả giấy tờ của cơ quan điều tra phải chịu tội gì?
27/03/2017 16:17Giả giấy tờ của cơ quan điều tra phải chịu tội gì? Th là người đã nghĩ ra cách làm giả Giấy chứng minh Công an, nhằm giả danh lực lượng này đi kiểm tra xe của người tham gia giao thông hòng chiếm đoạt tiền. Sau đó Th đã lấy mẫu thẻ về chỉnh sửa rồi scan ra làm nhiều bản mang tên LV Th; Chức vụ: Sỹ quan nghiệp vụ; Cấp bậc: Cấp úy; Đơn vị: C45. Khoảng 2h ngày 18/5/2014, Th rủ theo T, D và Phong mang theo còng số 8, bộ đàm, cây ba trắc và bốn giấy chứng minh Công an “đi làm”. Cả nhóm đi trên hai xe máy qua nhiều tuyến đường, mỗi khi phát hiện người vi phạm Th liền chở T chặn phía trước, trong khi P và D áp sát phía sau để “kiểm tra”. Đến 6h cùng ngày, khi đi đến đường Trường Sa (quận Phú Nhuận) thì cả nhóm thấy xe của anh H đậu sát bờ kè nhưng không có gương chiếu hậu nên đòi “đưa xe về phường”. Tuy nhiên, đúng lúc này tổ trinh sát thuộc CSGT Tân Sơn Nhất đi tuần tra qua đây. Sau khi phát hiện đây là bốn đối tượng đã giả danh, tổ trinh sát lập tức đưa về phường xử lý. Kết quả điều tra sau đó cho thấy, trong gần bốn tiếng các đối tượng đã “kiểm tra” bảy xe tại địa bàn quận 1 và quận 5, lấy được 900 ngàn đồng. Hãy định tội và khung hình phạt cho các bị can.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo chính trả lời như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự 1999 về Đồng phạm như sau:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."
Như vậy, trong trường hợp trên Th, T, D, P là đồng phạm.
Thứ 2, đối với hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan điều tra thì theo Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 thì Th, T, D, P sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
"1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Như vậy, dựa vào hậu quả (thiệt hại) mà hành vi làm giả giấy tờ gây ra và số lần làm giả giấy tờ của người đó mà Cơ quan điều tra sẽ truy tố theo Khoản 1 hoặc Khoản 2, 3, 4 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được tư vấn hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Trân trọng.
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trong trường hợp quý khách muốn mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.