Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Không tham gia phiên tòa khi nhận được giấy triệu tập của Tòa án thì bị xử lý như nào?

04/07/2017 15:07
Câu hỏi:

Không tham gia phiên tòa khi nhận được giấy triệu tập của Tòa án thì bị xử lý như thế nào?
Tôi đang gặp phải một số vướng mắc trong một vụ án hình sự. Mấy hôm gần đây tôi có nhận được giấy triệu tập của Tòa án với tư cách là bị cáo, nhưng tôi không biết, quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sẽ diễn ra như thế nào?
1. Khi tham dự phiên tòa với tư cách là bị cáo, tôi có phải chấp hành nội quy, quy định gì không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
2. Giả sử, đến ngày tòa án xét xử vụ án mà tôi không tham gia thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?
3. Thủ tục cơ bản, đầy đủ của một phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ diễn ra như thế nào?
Xin cảm ơn.

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Khi tham dự phiên tòa dù tư cách là bị cáo, nguyên đơn, người làm chứng, hay đơn thuần là người tới dự thì cũng cần phải chấp hành nội quy phiên tòa, được quy định tại Điều 197 BLTTHS như sau:
“1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.
4. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.”
Nếu trong thời gian mà phiên tòa đang diễn ra, bạn vi phạm nội quy phiên tòa, nhằm đảm bảo trật tự của phiên tòa, căn cứ vào tình hình thực tế và mức độ vi phạm mà bạn có thể xử lý như sau: “có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ” (Điều 198 BLTTHS)
2. Trong trường hợp bạn là bị cáo mà tới ngày xét xử, bạn không có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập (trừ khi có lý do chính đáng) bạn sẽ bị áp giải tới phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

3. Thủ tục tố tụng cơ bản, đầy tại phiên tòa sẽ diễn ra theo các trình tự sau:
- Kiểm tra sự có mặt của: Bị cáo, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ (nếu có), người làm chứng (nếu có), người giám định (nếu có).
- Phổ biến nội quy phiên tòa: trước khi bắt đầu phiên tòa Thư ký tòa án sẽ phổ biến nội quy phiên tòa.
- Bắt đầu phiên tòa: Khi bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi nghe Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa; Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng được chủ tọa phiên tòa hỏi xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
- Xét hỏi tại tòa: Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có.
Trình tự xét hỏi diễn ra như sau: Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Các đối tượng bị hỏi gồm: bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích liên quan (nếu có)...
Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
- Tranh luận tại tòa: Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; sau khi nghe Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo.
Nếu trong quá trình tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong sẽ tiếp tục tranh luận.
Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận. Bị cáo có thể nói lời sau cùng và không bị hạn chế thời gian đối với bị cáo.
- Nghị án và tuyên án: Sau khi kết thúc phiên tranh luận, bị cáo nói lời sau cùng (nếu có), Hội đồng xét xử sẽ vào phòng Nghị án để giải quyết các vấn đề của vụ án. Nếu trong quá trình nghị án mà thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục việc xét hỏi và tranh luận.
- Tuyên án: Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
- Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ quyết định trả tự do hoặc bắt tạm giam đối với bị cáo theo quy định tại Điều 227 và 228 BLTTHS.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “ Không tham gia phiên tòa khi nhận được giấy triệu tập của Tòa án thì bị xử lý như thế nào?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!”

Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội  xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật
Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ... Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ...