Không đồng ý với bản án phúc thẩm thì có quyền kháng cáo không?
05/07/2017 11:43
Không đồng ý với bản án phúc thẩm thì có quyền kháng cáo?
Tòa án nhân dân huyện X tỉnh Y xét xử sơ thẩm, phạt tù các bị cáo B và C về tội trộm cắp tài sản. Ngay sau khi tuyên án, B và C có kháng cáo yêu cầu giảm hình phạt; Viện kiểm sát nhân dân huyện X kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt đối với cả hai bị cáo; Viện kiểm sát tỉnh Y kháng nghị yêu cầu giảm hình phạt cho B.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm nếu thấy bản bản sơ thẩm xử quá nhẹ thì có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt của B và C không? Tại sao?
2. B, C không đồng ý với bản án phúc thẩm thì có quyền kháng cáo không? Tại sao?
Xin cảm ơn.
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
- Không tăng hình phạt đối với B vì kháng nghị của 2 Viện kiểm sát đối với B mâu thuẫn nhau nên Tòa án phúc thẩm chỉ chấp nhận kháng nghị của cấp tỉnh. Tức là chỉ có kháng cáo, kháng nghị theo hướng giảm nhẹ cho B nên không thể tăng hình phạt. Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS: “Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.”
- Tăng hình phạt đối với C vì có kháng nghị theo hướng tăng hình phạt của Viện kiểm sát huyện X (khoản 3 Điều 249 BLTTHS).
2. B, C không đồng ý với bản án phúc thẩm thì chỉ có quyền khiếu nại đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Theo quy định tại Điều 247 BLTTHS:
“Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.”
- Theo quy định tại Điều 325 BLTTHS:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không giải quyết theo quy định tại Chương này mà được giải quyết theo quy định tại các chương XXII, XXIV, XX và XXI của Bộ luật này.”
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Không đồng ý với bản án phúc thẩm thì có quyền kháng cáo?nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!”