Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Không chuộc xe đã cầm cố có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

06/07/2017 14:23
Câu hỏi:

Em xin hỏi luật sư: Không chuộc xe đã cầm cố có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Bạn của em tôi có cầm xe vì sợ gia đình mắng nên năn nỉ em tôi thế xe vào, khi về nhà lấy đồ xong sẽ xuống thế xe vào lấy xe của em tôi ra. Vì là chỗ quen của bạn em tôi nên chủ tiệm không đưa biên nhận cho em tôi. Tuy nhiên khi về nhà xong thì bạn của em tôi nói gia đình không cho lấy xe nên giờ vẫn ở tiệm cầm đồ. Chủ tiệm nói nếu không chuộc hoặc đóng lãi thì sẽ bán xe. Đó có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu có thì làm thế nào để lấy xe của em tôi ra? (tranduong…@gmail.com).

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Trong trường hợp của em bạn, chưa đủ căn cứ để kết luận hành vi của người bạn kia có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Việc em bạn làm là hoàn toàn tự nguyện và không có yếu tố nào ép buộc, đồng thời tài sản cũng không bị hư hỏng, mất mát nhưng hiện nằm trong sự quản lý, chiếm hữu của bên cầm đồ.

Tuy không phải là người trực tiếp chiếm hữu tài sản nhưng hành vi của người bạn của em bạn đã ảnh hưởng đến tài sản của em bạn nên hành vi của người bạn của em bạn trong trường hợp này có thể bị xem xét theo quy định tại Điều 139 và Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 .

Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Như vậy, dấu hiệu của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là thủ đoạn gian dối. Hành vi gian dối xuất hiện ngay tại thời điểm đầu tiên, người phạm tội thực hiện hành vi gian dối nhằm mục đích có được tài sản để thực hiện mục đích chiếm đoạt. Trong trường hợp này, nếu người bạn đã nói dối em của bạn ngay từ đầu về việc thế xe, tức là không có ý định đem xe của mình để chuộc xe của em bạn ra thì đó chính là hành vi gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nếu ý định chiếm đoạt tài sản phát sinh sau thời điểm thế xe, chẳng hạn vì lý do gia đình không đồng ý và bản thân không có khả năng nên người bạn mới nảy sinh ý định rời khỏi địa phương, không chịu giải quyết vấn đề thì hành vi này có thể bị xác định là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 như sau:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Như vậy, tùy từng trường hợp và trên cơ sở đánh giá những yếu tố khách quan, chủ quan khác trong tình huống mới có thể kết luận chính xác hành vi của người bạn của em bạn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Không chuộc xe đã cầm cố có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội  xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ
Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP Nghị định 70/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Luật đặc xá số 07/2007/QH12 Luật đặc xá số 07/2007/QH12
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ
Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có