Khi xử sơ thẩm bị cáo đủ 18 tuổi thì có triệu tập người đại diện hợp pháp không?
05/07/2017 11:08
Khi xét xử sơ thẩm bị cáo đủ 18 tuổi thì có triệu tập người đại diện hợp pháp?
A phạm tội giết người, cướp tài sản khi mới 17 tuổi 03 tháng 19 ngày. A là con ông B. Một năm sau khi tội phạm thực hiện, vụ án được xét xử sơ thẩm.
1. Tòa án sơ thẩm có thể triệu tập ông B với tư cách người đại diện hợp pháp của bị cáo được không?
2. Bản án sơ thẩm phạt tù đối với bị cáo A. A kháng cáo trong thời hạn luật định xin giảm hình phạt. Không có kháng cáo, kháng nghị nào khác. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với A quá nhẹ thì phải giải quyết như thế nào?
Xin cảm ơn.
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Tòa án cấp sơ thẩm không triệu tập ông B với tư cách người đại diện hợp pháp của bị cáo. Theo quy định tại Điều 301, 305 BLTTHS:
“Điều 301. Phạm vi áp dụng
Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này.”
“Điều 305. Bào chữa
1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.”
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm về hình phạt, kiến nghị Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm để xem xét việc kháng nghị đối với bản án phúc thẩm, vì không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng hình phạt.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 248 BLTTHS:
“Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.”
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS: “Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.”
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Khi xét xử sơ thẩm bị cáo đủ 18 tuổi thì có triệu tập người đại diện hợp pháp?
Câu hỏi nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!”