Hậu quả pháp lý của việc mua lại điện thoại của người đi ăn trộm mà có
05/04/2017 17:35Cửa hàng tôi kinh doanh điện thoại, tôi có mua lại điện thoại của một đối tượng từ năm 2010 đến nay khoảng 15 cái điện thoại và trong số 15 cái điện thoại đó tôi đã ra thị trường khoảng 12 cái. Giờ đối tượng đó bị bắt vì tội trộm cắp và khai đồ trộm cắp đã bán cho tôi từ năm 2010 đến nay. Tôi đã bị công an mời lên lấy lời khai, xin hỏi tôi có phạm tội gì không?
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Trong trường hợp này sẽ có 3 tình huống xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Nếu bạn hứa hẹn trước biết rõ điện thọai do đối tượng trên trộm cắp mà có thì hành vi của bạn sẽ là hành vi đồng phạm theo Điều 20 của Bộ luật hình sự 2009:
“Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Như vậy hành vi của bạn trong trường hợp này là đồng phạm Tội trộm cắp tài sản tại Điều 138, Bộ luật hình sự 2009
Trường hợp 2: Nếu bạn không hứa hẹn nhưng biết rõ đối tượng trên trộm cắp mà vẫn mua tài sản đó thì hành vi của bạn vi phạm theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự 2009 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
“Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Trường hợp 3: Nếu bạn không biết, không hứa hẹn với đối tượng trên thì bạn thuộc diên người thứ ba ngay tình không vi phạm điều nào ở Bộ luật hình sự 2009.
Tuy nhiên Điều 167 "Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu."
Như vậy, bạn sẽ phải trả lại tài sản cho củ cũ nếu bạn chưa bán tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật về người thứ 3 ngay tình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.