Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Hành vi trộm thuốc phân bón bảo vệ thực vật sẽ bị xử lí như nào?

10/03/2017 09:43
Câu hỏi:

Em tôi có trộm một số thuốc phân bón bảo vệ thực vật an giang cùng đồng bọn 4 ngừơi. Số thuốc trị giá khoảng 100 triệu. Nhưng em tôi chỉ đi cùng 1 lần và sau đó đã không còn làm và em tôi cũng không phải chủ mưu hay là đầu ra thuốc.Đây mới là lần phạm tội đầu tiên của em tôi.Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em tôi bị xử phạt như thế nào? Số tiền trên có được chia ra làm 4 để căn cứ vào đó mà luận tội không.Những ngừơi kia bị công an ập vào nhà bắt còn em tôi khi đựơc lệnh triệu tập thì có mặt ngay và bị bắt.Như vậy em tôi có đựơc hửơng án treo không?
Trân trọng cảm ơn Luật sư!
(maitran...gmail.com)

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn. Về nội dung bạn hỏi Công ty luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Điều 138 quy định về Tội trộm cắp tài sản BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng”.
Với thông tin bạn đưa ra, hành vi trộm thuốc phân bón bảo vệ thực vật của em bạn và các bạn có giá trị là 100 triệu đồng có căn cứ để truy tố theo điểm e khoản 2 Điều 138 về Tội trộm cắp tài sản với khung phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Khoản 1 Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…xâm phạm tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”
Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định như sau: “
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Theo như bạn cung cấp, em bạn chỉ đi cùng 1 lần, không làm gì, không phải chủ mưu thì căn cứ theo quy định trên em bạn được coi là đồng phạm với vai trò là người giúp sức, tạo điều kiện tinh thần cho việc thực hiện tội phạm trong vụ án này. Việc em bạn biết được rõ hành vi trộm cắp của mình và các bạn là vi phạm pháp luật nhưng không can ngăn mà vẫn tham gia (mặc dù không làm gì) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 138 BLHS về Tội trộm cắp tài sản.
Điều 53 của Bộ luật Hình sự quy định cụ thể việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm như sau: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ,tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thìchỉ áp dụng đối với người đó”.
Khoản 1 Điều 60 BLHS quy định: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.
Trong trường hợp này, em bạn phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự, thành khẩn khai báo tại cơ quan công an sẽ là là một trong những tình tiết giảm nhẹ để Tòa án xem xét, quyết định giảm nhẹ hình phạt cho em bạn. Trong trường hợp em bạn bị xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của em bạn và các tình tiết giảm nhẹ, Tòa án xét thấy nếu không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù Tòa sẽ cho em bạn hưởng án treo và sẽ ấn định thời gian thử
thách từ một năm đến năm năm.
Còn vấn đề bạn hỏi số tiền 100 triệu đồng chia ra làm 4 để căn cứ vào đó mà luận tội không, Công ty Luật Bảo Chính xin trả lời như sau: Đây là vụ án có tính chất đồng phạm nên số tiền mà những người phạm tội tham gia chiếm đoạt được sẽ không chia đều cho 4 người mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tổng số tiền chiếm đoạt được đó để định tội danh những người phạm tội. Còn
mức độ nặng nhẹ của định khung hình phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ tham gia phạm tội của từng người.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính cho trường hợp của em bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được tư vấn tiếp.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố HàNội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

 

Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng
Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ... Nghị quyết 144/2016/QH13 Về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án ...
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội  xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-...-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông