Hành vi đe dọa người tố giác
20/09/2016 16:56
Câu hỏi:
Hành vi đe dọa người tố giác. Bị bắt khi đang tham gia đường dây vận chuyển nạn nhân mua bán người qua biên giới, bà M cho rằng do chị Q đã gửi đơn tố giác đến Công an nên bà M thuê một số thanh niên đến nhà đe dọa chị Q và gia đình. Xin hỏi hành vi của bà M và những người đó có vi phạm pháp luật hay không?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mua bán người, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia bảo vệ nạn nhân bị mua bán, Điều 3 Luật phòng chống mua bán người năm 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật Hình sự.
Điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo Luật số 37/2009/QH12) quy định về tội mua bán người.
Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo Luật số 37/2009/QH12) quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Như vậy, hành vi của bà M và một số người được bà M thuê đến đe dọa chị Q thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định nói trên.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mua bán người, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia bảo vệ nạn nhân bị mua bán, Điều 3 Luật phòng chống mua bán người năm 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật Hình sự.
Điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo Luật số 37/2009/QH12) quy định về tội mua bán người.
Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo Luật số 37/2009/QH12) quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Như vậy, hành vi của bà M và một số người được bà M thuê đến đe dọa chị Q thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định nói trên.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.