Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Hành vi dâm ô trẻ em

16/12/2016 11:07
Câu hỏi:

Hành vi dâm ô trẻ em. Tôi có 1 cháu gái, khoảng 1 tháng trước cháu qua nhà hàng xom chơi thì bị xàm sỡ. Theo lời cháu kể lại thì bị ông đó lấy tay sờ mó ở bộ phan sinh dục. Cháu năm nay 10 tuổi. Khi cháu về kể lại cho mẹ nghe thì mẹ có lấy quần cháu đi giặt. Đồng thời qua máng vốn ông kia. Nhưng khi qua thì bị gia đình ông đó đánh. Sau đó chị có viết đơn kiện gửi công an thị xã. Trong thời gian đó gia đình kia đòi gửi tiền cơm thuốc nhưng gia đình cháu bé không nhận. Gia đình ông kia có thái độ hống hách hay thách thức nhà cháu bé kiện vì ổng có cháu làm công an, trước đây dì cháu cũng thấy ông này sàm sỡ nhưng không nói. Lần này gia đình đưa cháu vô bệnh viện tỉnh khám thì bác sĩ kết luận cháu bị trầy xước nhẹ ở phần âm hộ và có dịch màu hồng nhưng không tổn thương bên trong. Sau 1 tháng điều tra công an gửi thông báo là không khởi tố vụ án vì ông kia không làm gì cháu bé.vậy luật sư cho hỏi hành vi đó của ông kia đủ yếu tố cấu thành tội dâm ô trẻ em không. Và nay công an thông báo không khởi tố thì gia đình gửi đơn như thế nào để yêu cầu công an điều tra lại và đơn đó gửi đi đâu. Cảm ơn luật sư. (phantranphu87@...)

Trả lời:

Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

Dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Theo đó, Điều 116 của Bộ luật Hình sự  quy định “Tội dâm ô đối với trẻ em” như sau:

1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều trẻ em;

c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.           

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Từ căn cứ ở trên, có thể nhận thấy người phạm tội phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên). Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng không có hành vi giao cấu với nạn nhân. Người bị hại phải là người dưới 16 tuổi. Nạn nhân có thể bị người phạm tội cưỡng ép, buộc phải thực hiện hành vi dâm ô, nhưng cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Do nạn nhân là trẻ em, bị hạn chế khả năng nhận thức và thực hiện hành vi một cách đúng đắn nên việc nạn nhân có đồng thuận hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc định tội danh đối với tội phạm này.

Từ những phân tích nêu trên, nếu như thông tin của bạn nhắc đến thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên thì sẽ bị truy tố về “Tội dâm ô đối với trẻ em” (Điều 116 Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, vụ việc đã được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh nên việc người kia có phạm tội hay không đã rõ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy cơ quan điều tra không khách quan trong việc giải quyết vụ việc thì bạn có quyền khiếu nại tới cơ quan đã giải quyết việc này và Viện kiểm sát cùng cấp; và nếu không đồng ý với cách giải quyết đó bạn có thể khiếu nại tới cơ quan cấp trên.

Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định 63/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân Nghị định 220/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo