Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì phải chịu tội gì?

05/04/2017 09:26
Câu hỏi:

Do có ý định chiếm đoạt tài sản của em trai tôi nên bạn của nó đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực em trai tôi. Thấy em trai tôi nằm im, tin rằng em tôi đã chết, bạn nó liền lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví (tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng). Rất may cho em tôi được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%. Tôi muốn hỏi là trường hợp trường hợp của em tôi thì bạn nó sẽ phải chịu tội gì?

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì phía công ty chúng tôi khẳng định là bạn của em trai bạn đã phạm tội giết người chưa đạt và phạm tội cướp tài sản.

Thứ nhất, đối với tội cướp tài sản: luật mô tả “tội cướp tài sản là dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” và được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự.

Do có ý định chiếm đoạt tài sản của em bạn nên bạn của em bạn đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực. Dao là hung khí nguy hiểm được cậu bạn sử dụng để đâm em trai nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví tổng giá trị 100 triệu đồng. Như vậy, hành vi tước đoạt tính mạng em bạn đã xâm hại quan hệ nhân thân và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản - xâm hại quan hệ sở hữu.

Việc cậu bạn đâm 3 nhát vào ngực em trai bằng dao, tức là cậu bạn đã dùng vũ lực đối với em bạn. Hơn nữa lỗi của cậu bạn là lỗi cố ý trực tiếp và có mục đích thỏa mãn mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội cướp tài sản.

Thứ hai, đối với tội giết người: là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Từ đó, dấu hiệu pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, nếu thỏa mãn đầy đủ các dấu hiện này thì là tội phạm của tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.

- Mặt khách quan: Theo thông tin thì cậu bạn đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực em bạn, như vậy cậu bạn đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng. Thực hiện bằng hành động đâm dao nhiều nhát vào ngực em bạn, làm chấm dứt sự sống. Vậy hành vi của cậu bạn thỏa mãn mặt khách quan của tội phạm.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Có thể thấy cậu bạn hoàn toàn ý thức được việc đâm em bạn thì hậu quả em bạn chết có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích cậu bạn đó vẫn thực hiện hành vi. Hơn nữa, vị trí tấn công là vùng ngực – vùng xung yếu trên cơ thể người, với cường độ tấn công là đâm liên tiếp ba nhát. Từ đó thấy hành vi của là cậu bạn cố ý trực tiếp. Thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm.

Thông tin bạn cùng cấp cho phía công ty chúng tôi không có nói bạn của em mình là người chưa thành niên theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, hay bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự. Nên chúng tôi sẽ coi bạn của em trai bạn là chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Do đó, cậu bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình đã gây ra.

Tuy nhiên, có 1 chi tiết là em bạn được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%. Theo Điều 18 Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt quy định: “ Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt". Do đó, cậu bạn đã phạm tội chưa đạt đối với hành vi giết người.

Như vậy, có thể khẳng định hành vi của cậu bạn phạm tội giết người chưa đạt và phạm tội cướp tài sản. Và cậu bạn đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi bạn đưa vụ án ra Tòa án để Tòa án thụ lý và giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh
Luật đặc xá số 07/2007/QH12 Luật đặc xá số 07/2007/QH12
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy Nghị định 94/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Nghị định 59/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 90/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 276/TANDTC-PC Áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo