Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Giật dây chuyền vàng giả của người khác có bị coi là phạm tội hay không?

12/04/2017 09:21
Câu hỏi:

Thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi:
Cách đây vài hôm, đi trên đường thấy có một người phụ nữ đeo dây chuyền vàng, có giá trị lớn, thấy có vẻ dễ giật được và do nảy sinh lòng tham, tôi đã giật chiếc dây chuyền đó từ người này. Sau đó bỏ chạy, cũng không ai đuổi theo tôi kịp để lấy lại tài sản.
Tôi đã đem cái vòng đó đi bán, rồi mới biết vòng đó là giả, không phải vàng thật, và cũng không đáng giá là bao.
Vậy luật sư cho tôi hỏi,vậy hành vi của tôi có bị phạm tội hay không?
Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:

"1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng."

Dấu hiệu để nhận biết người nào phạm tội này:

Về khách thể: các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân mà pháp luật bảo vệ.

Về mặt khách quan: Người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh sự đuổi bắt của người quản lý tài sản. Đặc trưng của tội phạm này là công khai chiếm đoạt tài sản không lén lút, để phân biệt với tội trộm tài sản, không dùng bạo lực (phân biệt với tội cướp tài sản), không dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần cưỡng đoạt tài sản.

Về mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Mục đích này chỉ có thể hình thành trước khi hành vi cướp giật diễn ra.

Về chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau:

"Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự."

Trong đó, khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có hành vi giật chiếc dây chuyền từ một người phụ nữ đang đi trên đường sau đó bỏ chạy. Hành vi giật dây chuyền của bạn đã xâm phạm đến quan hệ tài sản của người khác – quan hệ này được pháp luật bảo vệ. Lúc này, bạn đã lợi dụng sơ hở của người phụ nữ hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt dây chuyền chị này đang đeo, rồi nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh sự đuổi bắt của chị này cũng như mọi người xung quanh. Hành vi giật dây chuyền của bạn được thực hiện một cách công khai, không lén lút, không dùng bạo lực, cũng như không dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản. Hành vi của bạn đã thỏa mãn về khách thể và về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản.

Về mặt chủ quan thì hành vi của bạn được thực hiện một cách cố ý, trường hợp này là cố ý trực tiếp: Bạn nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Hậu quả trong trường hợp này là bạn mong muốn lấy được dây chuyền vàng đó, và người phụ nữ kia bị mất dây chuyền và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị kia do bạn đã giật chiếc dây chuyền đang đeo trên cổ chị ấy.

Còn về dấu hiệu chủ thể, do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ là bạn bao nhiêu tuổi, có bị mắc các bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Do đó, như phân tích ở trên, nếu bạn đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì bạn đã đáp ứng được đủ dấu hiệu về chủ thể của tội cướp giật tài sản.

Mặc dù chiếc dây chuyền mà bạn giật là giả, không phải là vàng thật, không đáng giá là bao nhiêu, nhưng pháp luật không quy định tài sản chiếm đoạt là tài sản gì, có giá trị như thế nào, chỉ cần có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo như phân tích ở trên thì hành vi của bạn cũng đã có thể cấu thành tội cướp giật tài sản.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.

Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư Luật số 67/2014/QH13 về Đầu tư
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo Nghị định 76/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền Nghị định 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền
Luật đặc xá số 07/2007/QH12 Luật đặc xá số 07/2007/QH12
Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 Công văn số 301/TANDTC-PC áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ Nghị định 02/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ
Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người Nghị định 09/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân