Gây thương tích khi đang đi xe máy xử lý như thế nào?
28/03/2017 11:28Gây thương tích khi đang đi xe máy xử lý như thế nào? Cháu đang đi xe máy thì bị 1 thanh niên đi sau bất ngờ đạp vào xe cháu làm cháu ngã ra đường và 2 đầu gối bị chầy hết và đầu cháu bị lao đầu đập xuống đường gây thương tích. Vậy cho cháu hỏi hành vi của thanh niên đó khi cố tình đạp cháu thì có bị coi là vi phạm pháp luật không ạ có thể bị truy tố hình sự không ạ?
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo chính trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội cố ý gây thương tích:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Về việc có truy cứu trách nhiệm đối với hành vi của người tấn công bạn hay không thì bạn cần giám định thương tật của mình là bao nhiêu phần trăm, nếu trên 11% thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc dưới 11% cũng cố thể tố cáo cơ quan công an để cơ quan này xử lý, vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi này mang tính chất côn đồ, coi thương pháp luật, được thực hiện một cách ngang nhiên và mức độ nguy hiểm cao. Nếu không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi này, mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP :
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Trân trọng.
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trong trường hợp quý khách muốn mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.