Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LUẬT HÌNH SỰ

19006281

Dùng thủ đoạn để hiếp dâm người khác

05/04/2017 16:26
Câu hỏi:

Để được Q người đàn ông lớn tuổi, nhiều tiền, đã có vợ con cung phụng tiền bạc cho việc ăn chơi, T (16 tuổi, 3 tháng) rủ M, H, N đều trên 16 tuổi tổ chức liên hoan đồng thời lén bỏ thuốc ngủ và thuốc kích dục vào cốc nước uống của N làm cho N ngủ say để Q quan hệ tình dục với N. Vụ việc sau đó bị phát hiện, Q và T bị bắt. Cho e hỏi là 1, xác định tội và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của Q và T. 2, Hình phạt nặng nhất mà T có thể phải chịu do hành vi phạm tội của mình? Em cảm ơn!!!

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Hành vi của Q và T cấu thành tội gì? Tại sao?

* Hành vi của Q và T cấu thành tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 .

- Khách thể trực tiếp của tội hiếp dâm: là quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ. Ở đây hành vi của Q và T đã xâm hại đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của công dân mà cụ thể trong trường hợp này là quyền tự do quan hệ tình dục của chị N.

- Chủ thể của tội hiếp dâm là nam giới từ đủ 14 tuổi trở lên. Theo tình huống, Q người trực tiếp giao cấu với nạn nhân là nam giới thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm theo quy định của BLHS. Tuy nhiên, do trường hợp của bạn không đề cập đến tuổi cũng như năng lực trách nhiệm hình sự của Q nên ta mặc nhiên hiểu rằng Q đủ tuổi chịu TNHS Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999. và không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1999..

- Về mặt khách quan: thể hiện Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân. Được hiểu là các thủ đoạn (ngoài các hành vi nêu trên) của chính người phạm tội thực hiện làm cho nạn nhân không biết hoặc rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức tạm thời như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích dục, cho uống rượu say … để giao cấu với nạn nhân mà không được sự đồng ý của họ.: “bỏ thuốc ngủ và thuốc kích dục vào cốc nước uống của N làm cho N ngủ say để Q quan hệ tình dục với N”. Do ngay từ đầu chị N đã không đồng ý giao cấu với Q nên ta có thể hiểu rằng để có thể thực hiện được ý đồ của mình Q chắc chắn phải thủ đọan nào đó để đè bẹp sự kháng cự của chị. Như vậy hành vi của A đã thỏa mãn dấu hiệu: “ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực... giao cấu trái với ý muốn của họ” được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm.

T tuy không giao cấu với chị N nhưng trước đó đã có hành vi rủ bạn bè và cùng bạn bè bỏ thuốc mê và thuốc kích dục vào nước uống của chị N. Thêm nữa, T được coi là người giúp sức tạo những điều kiện vật chất thuận lợi để Q có thể dễ dàng thực hiện tội phạm hơn.

- Về mặt chủ quan: Trong trường hợp trên, lỗi của Q và T thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp dù họ đều biết rằng việc giao cấu là trái với ý muốn của chị N nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Từ những dấu hiệu nêu trên, có thể kết luận: Hành vi của Q đã cấu thành tội hiếp dâm được ấn định tại Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 . Xét tình huống, ý định phạm tội của Q chỉ phát sinh với chị N. Giữa Q và T có sự bàn bạc, câu kết chặt chẽ, chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước đây là thủ đoạn của Q. Do đó hành vi của Q và T không thuộc vào trường hợp phạm tội có tổ chức đồng thời cũng không thỏa mãn các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại khoản 2, 3 Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 . Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy hành vi của Q phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 .

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;”

Vì vậy khung hình phạt của Q sẽ thuộc Khoản 1 Điều 111 thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

* Nếu T trên 16 tuổi thì trong vụ án trên có đồng phạm. Bởi vì:

- Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 khung hình phạt được áp dụng là : “bảy năm đến mười lăm năm”. Như vậy mức cao nhất của khung hình phạt trong trường hợp này là “mười lăm năm”. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 về phân loại tội phạm ta xác định được tội phạm mà Q, T thực hiện thuộc loại tội rất nghiêm trọng: “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;”. Phạm tội có tổ chức, là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu là Q. T là đồng phạm là Người giúp sức, người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất bỏ thuốc gây mê, thuốc kích dục vào nước uống của N giúp cho việc Q thực hiện tội phạm.

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Như vậy, nếu T trên 16 tuổi thì trong trường hợp này T phải chịu trách nhiệm hình sự, T là đồng phạm.

Q phạm tội theo khoản 2 Điều 111 về tội hiếp dâm thì T với vai trò người giúp sức cũng phạm tội theo khoản này. thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng mười lăm năm tù.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Thông tư 09/2011 hướng dẫn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999
Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng Nghị định 75/2007/NĐ-CP Về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân Nghị định 91/2013/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân
Bộ luật Hình sự năm 1985 Bộ luật Hình sự năm 1985
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định  tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ Nghị định 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Quy định về áp dụng án treo Quy định về áp dụng án treo
Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Nghị định 61/2000/NĐ-CP Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật
Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh Nghị định 45/2009/NĐ-CP Hướng dẫn việc nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lý, sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh
Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Nghị định 94/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP Quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội Nghị định 10/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc