Đưa tiền cho cán bộ công an để lấy xe gây tai nạn ra nhanh bị phạt như nào?
07/04/2017 11:14Mẹ em bị tại nạn giao thông. Xe của mẹ em và xe của người gây tai nạn hiện đang bị giam chưa có xử. Ba em thấy người gây tai nạn cho mẹ em đã lấy xe ra. Em còn nghe nói người đó đã lo lót cho cán bộ 10 triệu để lấy xe. Cho em hỏi là cán bộ đó có tội hay không? Nếu có thì là tội gì? Mức phạt ra sao? Em xin cảm ơn!
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Căn cứ Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 (Sửa đổi bố sung năm 2009) quy định Tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”
Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) ( số tiền 10 triệu đồng) để người có chức vụ, quyền hạn (người có CVQH) (cán bộ công an) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có CVQH. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (ví dụ, để được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm,…) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện. Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng: có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, dưới hình thức quà biếu, cho tặng…
Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
Như vậy nếu bạn có chứng cứ người cán bộ công an này đã có hành vi nhận tiền của người gây ra tai nạn cho mẹ bạn để lấy xe ra nhanh thì hành vi này sẽ bị truy tố theo Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009). Tùy từng mức độ hành vi cán bộ công an sẽ bị truy tố theo các mức khung hình phạt tại Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009).
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.