Cướp giật tài sản thì bị xử mức án bao nhiêu năm tù
10/04/2017 16:12
Cướp giật tài sản thì bị xử mức án bao nhiêu năm tù
Cho em hỏi: Em trai em đi chơi với bạn, lúc đó cũng đã uống rượu say và đã chặn đường giật túi xách của người đi đường. Trong túi xách của người đi đường đó có 13.220.000 nghìn đồng.
Vậy mức án tù là bao nhiêu năm?
Mong luật sư giúp em, em xin chân thành cảm ơn
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Chị thông tin: Em trai chị chặn đường giật túi xách của người đi đường. Với thông tin không đầy đủ như thế này chúng tôi chỉ có thể chia thành các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Em trai chị chặn xe người đi đường, đến khi họ dừng xe lại thì dùng vũ khí hoặc đánh người hoặc đe dọa (nếu không đưa tài sản thì sẽ giết,..) lúc này em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
"Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."
Trong trường hợp này em trai bạn có thể bị tuyên mức án tới 10 năm tù nếu như không có tình tiết giảm nhẹ. Hoặc nếu thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại khoản 2 và khoản 3 em bạn có thể bị truy cứu với mức án định khung theo khoản đó.
Trường hợp hai: Em trai bạn chặn xe lại rồi chủ phương tiện xuống xe em bạn liền đến lấy giật lấy tài sản và nhanh chóng chạy thoát. Với hành vi này em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
"Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đ, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng."
Trong trường hợp này nếu như em trai bạn thỏa mãn các dấu hiệu như đã nêu trên mà không thuộc các tình tiết định khung quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều luật thì mức tù cao nhất mà em bạn có thể bị tuyên phạt là 5 năm tù và không có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, tự thú...
Bên cạnh đó bạn cung cấp thông tin rằng: em bạn uống rượu say nên mới đi cướp giật tài sản của người khác. Pháp luật hình sự có quy định như sau:
"Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự."
Điều này thể hiện năng lực trách nhiệm hình sự đặt ra ngay cả khi bản thân người phạm tội không điều khiển được hành vi của mình, trước khi người phạm tội thực hiện việc uống rượu họ phải tự lường trước được hậu quả có thể xảy ra và việc họ đưa rượu hoặc chất kích thích vào người là hoàn toàn chủ động.
Như vậy, tùy thuộc vào hành vi của em trai bạn mà bạn áp dụng một trong các trường hợp nêu trên.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.