Cướp giật điên thoại bị xử lý thế nào?
31/03/2017 18:52A và B rủ nhau đi giật điện thoại. Đến một tiệm điện thoại, A vờ hỏi mua điện thoại và B đứng ở ngoài xe chờ, lợi dụng sơ hở A chạy ra và phóng lên xe B. Tuy nhiên, chưa kịp chạy đã bị người dân vây bắt. A và B là lần đầu phạm tội; B có ông ngoại là thương binh liệt sĩ. Vậy xin hỏi với trường hợp này A và B phải chịu mức án là bao nhiêu năm? Điện thoại trị giá là 4.600.000 đồng.
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính giải đáp như sau:
Điều 136 của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”.
Theo quy định tại Điều 20 của Bộ luật Hình sự thì A và B là đồng phạm tội cướp giật tài sản.
Vấn đề quyết định hình phạt đối với A và B được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Bộ luật Hình sự, theo đó, khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Đối chiếu các thông tin mà bạn cung cấp với quy định tại Điều 46 của Bộ luật Hình sự thì A và B đều có một tình tiết giảm nhẹ là phạm tội lần đầu (điểm h khoản 1).
Riêng đối với B: như bạn đã nêu, B có ông ngoại là thương binh liệt sĩ. Đây là tình tiết không được quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 46 thì khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. Theo quy định điểm 3.c Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật Hình sự thì việc B có ông ngoại là thương binh liệt sỹ cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.
Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhân được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Công ty luật Bảo Chính.
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.