Công dân dân tộc thiểu số quyền sử dụng tiếng dân tộc của mình?
05/04/2017 10:38Có người nói rằng do đặc thù Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau nên khi một công dân phạm tội, trở thành bị can, bị cáo thì trong quá trình tham gia tố tụng, công dân đó có quyền sử dụng tiếng dân tộc của mình (nói hoặc viết). Xin hỏi có đúng như vậy không hay pháp luật chỉ quy định sử dụng tiếng Việt?
Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội.
Về nội dung bạn quan tâm, Công ty Luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Đây là ngôn ngữ phổ thông của nước Việt Nam, do vậy về nguyên tắc khi một công dân nào đó tham gia tố tụng thì họ phải dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt.
Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tế không phải tất cả công dân Việt Nam đều sử dụng thành thạo Tiếng Việt, 54 dân tộc anh em đều có tiếng nói, thậm chí chữ viết của dân tộc mình. Do vậy, để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đảm bảo cho quá trình tố tụng không bị cản trở, khó khăn do gặp vấn đề về việc sử dụng ngôn ngữ, Bộ luật tố tụng hình sự mới ban hành năm 2015 đã quy định người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn!
Chúc bạn may mắn và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.