Yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng
26/09/2016 15:09
Câu hỏi:
Sau loạt bài phóng sự về việc con đường tỉnh lộ vừa nghiệm thu đã sụt lún, hư hỏng, đặt ra nhiều nghi vấn về việc rút ruột công trình, phóng viên B phát hiện thường xuyên có người theo dõi khi đi lấy tin viết bài và có nhiều tin nhắn đe dọa. Tuy chưa có hành vi nào xâm phạm đến bản thân nhưng phóng viên B rất lo lắng. Phóng viên B có thể yêu cầu cơ quan công an bảo vệ mình được không?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Điều 14 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng như sau:
1. Trong quá trình tác nghiệp, khi có căn cứ cho rằng việc thông tin về vụ việc tham nhũng có thể dẫn đến nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, nhà báo có quyền đề nghị cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.
2. Khi nhận được đề nghị được bảo vệ của nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ nhà báo đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ quan báo chí, nhà báo.
Theo quy định trên, dù phóng viên B chưa bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, nhưng vì đưa tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nên bị theo dõi và có tin nhắn đe dọa nên phóng viên B có quyền yêu cầu cơ quan công an áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Điều 14 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng như sau:
1. Trong quá trình tác nghiệp, khi có căn cứ cho rằng việc thông tin về vụ việc tham nhũng có thể dẫn đến nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, nhà báo có quyền đề nghị cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.
2. Khi nhận được đề nghị được bảo vệ của nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ nhà báo đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ quan báo chí, nhà báo.
Theo quy định trên, dù phóng viên B chưa bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, nhưng vì đưa tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nên bị theo dõi và có tin nhắn đe dọa nên phóng viên B có quyền yêu cầu cơ quan công an áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.