Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
25/09/2016 15:57
Câu hỏi:
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, cần căn cứ vào giá trị của hàng thật bị làm giả. Xin hỏi, người thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này dựa trên cơ sở nào để xác định giá trị của hàng thật?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Trong nhiều trường hợp, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính cần dựa trên giá trị của tang vật vi phạm (như sản xuất, buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; sản xuất, buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y…).
Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định mức phạt, thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên một trong các căn cứ sau để xác định giá trị tang vật:
- Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
- Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
- Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
- Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Trong nhiều trường hợp, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính cần dựa trên giá trị của tang vật vi phạm (như sản xuất, buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; sản xuất, buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y…).
Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định mức phạt, thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên một trong các căn cứ sau để xác định giá trị tang vật:
- Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
- Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
- Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
- Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.