Xem xét, quyết đinh, đề nghị trưng cầu ý dân
03/10/2016 08:56
Câu hỏi:
Trong kỳ họp Quốc hội khóa tới, Chính phủ dự định đề nghị tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề quan hệ đối ngoại với Trung Quốc. Vậy, theo quy định của Luật trưng cầu ý dân năm 2015, trước khi được Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân này, đề nghị này cần trải qua thủ tục nào?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Căn cứ theo Điều 15 và 16 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 thì trước khi được Quốc hội xem xét, quyết đinh, đề nghị trưng cầu ý dân của Chính phủ cần trải qua các thủ tục sau:
Thứ nhất, thủ tục thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân. (Điều 15 Luật trưng cầu ý dân năm 2015)
Trước khi trình Quốc hội, đề nghị trưng cầu ý dân phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra.
Nội dung thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân;
- Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân;
- Nội dung cần trưng cầu ý dân;
- Thời điểm trưng cầu ý dân;
- Các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
Việc thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân phải được thực hiện tại phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của đề nghị trưng cầu ý dân.
Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu Chỉnh phủ, cơ quan đã đề nghị trưng cầu ý dân báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung đề nghị trưng cầu ý dân. Chính phủ có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm tra.
Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những nội dung nêu trên; phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra; việc đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Thứ hai, thủ tục xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân của Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Điều 16 Luật trưng cầu ý dân năm 2015)
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân của Chính phủ. Khi xét thấy đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật trưng cầu ý dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa nội dung quyết định việc trưng cầu ý dân vào dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Căn cứ theo Điều 15 và 16 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 thì trước khi được Quốc hội xem xét, quyết đinh, đề nghị trưng cầu ý dân của Chính phủ cần trải qua các thủ tục sau:
Thứ nhất, thủ tục thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân. (Điều 15 Luật trưng cầu ý dân năm 2015)
Trước khi trình Quốc hội, đề nghị trưng cầu ý dân phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra.
Nội dung thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân;
- Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân;
- Nội dung cần trưng cầu ý dân;
- Thời điểm trưng cầu ý dân;
- Các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
Việc thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân phải được thực hiện tại phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của đề nghị trưng cầu ý dân.
Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu Chỉnh phủ, cơ quan đã đề nghị trưng cầu ý dân báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung đề nghị trưng cầu ý dân. Chính phủ có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm tra.
Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những nội dung nêu trên; phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra; việc đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Thứ hai, thủ tục xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân của Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Điều 16 Luật trưng cầu ý dân năm 2015)
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân của Chính phủ. Khi xét thấy đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật trưng cầu ý dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa nội dung quyết định việc trưng cầu ý dân vào dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.