Vấn đề xin cấp thị thực dài hạn
04/05/2017 15:15
Xin chào luật sư. Tôi tên là N hiện đang sống tại Việt Nam và tôi đang làm việc trong hành chính sự nghiệp, hiện tôi đang có chút vấn đề vướng mắc để đi đoàn tụ gia đình cùng vợ tại nước đức, tôi có thể nhờ luật sư tư vấn giúp tôi được không?
Hiện nay vợ tôi đang sinh sống và làm việc tại đức cũng đã được nhập cư vĩnh viễn tại Đức, bây giờ vợ tôi muốn đón tôi sang đó để gia đình được đoàn tụ, nhưng theo luật của nước Đức muốn sang đoàn tụ thì phải bằng chứng nhận trình độ tiếng đức A1 và tôi cũng đã đi học 8 đến 10 tháng tiếng đức và mới thi lần 1 nhưng không đạt được bằng tiếng đức theo quy định, vì hiện tại tôi đang phải đi làm để tự trang trải cho cuộc sống ở bên việt nam, kèm theo vị trí địa lý cách xa với trung tâm đào tạo tiếng đức nên không được tập trung nhiều cho công việc học tập được và đi lại rất tốn kém, mà vợ tôi đang cần tôi sớm được sang nhanh để phụ giúp vợ công việc kinh doanh bên đó. Tôi cũng đã tham khảo trong mục những yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đối với các trường hợp xin thị thực đoàn tự gia đình tôi thấy trong mục đó có nói về trường hợp ngoại lệ không phải chứng minh trình độ tiếng đức. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư trường hợp của tôi có thể làm trường hợp ngoại lệ theo luật quy định của nước đức được không? Nếu làm được thì phải cần chuẩn bị những giấy tờ thủ tục gì?
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cám ơn bạn đã gửi thông tin xin tư vấn đế cho chúng tôi.
Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật Đức thì hồ sơ xin cấp thị thực như sau:
- Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
- Ảnh mới chụp, phông nền trắng, chụp chính diện
- Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.
- Đối với trường hợp đoàn tụ với vợ hoặc chồng: Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo Danh mục tham khảo chung châu Âu về ngôn ngữ do Hội đồng châu Âu soạn thảo
- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng (ví dụ: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước) đã được chứng nhận lãnh sự, phải nộp bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc lưu tại cơ quan cấp.
Về trường hợp ngoại lệ không cần phải chứng minh tiếng Đức do pháp luật đức quy định. Anh có thể đến đại sứ quán Đức ở Việt Nam để tìm hiểu.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.
Trân trọng.