Từ chối xác định lại dân tộc
03/10/2016 14:57
Câu hỏi:
Ông Q dân tộc Kinh sống ở thị xã H, lấy bà N người dân tộc Mường, khi sinh cho con là S trước đây theo hộ khẩu của mẹ ghi là dân tộc Mường. Nay vì S đã 18 tuổi nên ông Q và bà N có nguyện vọng muốn xác định dân tộc cho S là dân tộc Kinh. Nhưng yêu cầu của ông bà đã bị cơ quan có thẩm quyền từ chối với lý do chỉ có S mới được quyền yêu cầu việc đó hoặc phải có sự đồng ý của S. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành việc cơ quan có thẩm quyền từ chối yêu cầu của ông Q và bà N với lý do nêu trên là đúng hay sai?
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn. Về nội dung bạn hỏi Công ty luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của người cha đẻ hoặc dân tộc của người mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. Tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người đã thành niên, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Bộ luật dân sự nêu trên thì trường hợp ông Q dân tộc Kinh và bà N người dân tộc Mường, khi sinh là S ghi là dân tộc Mường nay ông bà có nguyện vọng muốn xác định dân tộc cho S là dân tộc Kinh thuộc trường hợp được yêu cầu xác định lại dân tộc. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc xác định dân tộc cho người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Như vậy, trường hợp nêu trên ông Q và bà N không có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc cho S đã 18 tuổi từ dân tộc Mường sang dân tộc Kinh, trừ trường hợp S là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nếu trong trường hợp S không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc cơ quan có thẩm quyền từ chối yêu cầu của ông Q và bà N xác định lại dân tộc cho S với lý do chỉ có S mới được quyền yêu cầu việc đó hoặc phải có sự đồng ý của S là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp bạn tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của người cha đẻ hoặc dân tộc của người mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. Tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người đã thành niên, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Bộ luật dân sự nêu trên thì trường hợp ông Q dân tộc Kinh và bà N người dân tộc Mường, khi sinh là S ghi là dân tộc Mường nay ông bà có nguyện vọng muốn xác định dân tộc cho S là dân tộc Kinh thuộc trường hợp được yêu cầu xác định lại dân tộc. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc xác định dân tộc cho người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Như vậy, trường hợp nêu trên ông Q và bà N không có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc cho S đã 18 tuổi từ dân tộc Mường sang dân tộc Kinh, trừ trường hợp S là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nếu trong trường hợp S không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc cơ quan có thẩm quyền từ chối yêu cầu của ông Q và bà N xác định lại dân tộc cho S với lý do chỉ có S mới được quyền yêu cầu việc đó hoặc phải có sự đồng ý của S là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp bạn tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).