Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
27/04/2017 16:19
Kính gửi công ty luật Bảo Chính! Tôi đang có vấn đề vướng mắc pháp lí mong được các luật sư tư vấn giúp đỡ. Tôi tên là Vi. Tôi xin trình bày toàn bộ những vướng mắc của tôi như sau: Ngày 18/8/2016 tôi có chia sẻ cảm nghĩ trên zalo của mình với nội dung:
Chiều ngày 26/8/2016 trong buổi họp hội đồng sư phạm thầy Hiệu trưởng đã lấy điện thoại ra, đọc toàn văn dòng chia sẻ đó của tôi trước Hội đồng sư phạm và nói rằng như thế là có Tư Tưởng không tốt! Đến phần ý kiến, tôi xin ý kiến. Tôi phát biểu rằng " Nội dung mà Thầy Hiệu Trưởng vừa đọc là trên zalo của tôi. Tôi xin hỏi nội dung tôi chia sẻ có gì sai? Con người thực chất là động vật bậc cao, vẫn có bản năng, nhưng nhà nước dùng pháp luật để kìm chế bản năng, và nếu con người không ngự trị được bản năng thì cũng chỉ là loài vật, chứ tại sao nói tôi tư tưởng không tốt?" Đến đây, thầy hiệu trưởng cắt lời không cho tôi nói nữa. Tôi nói với Thầy: "theo Nghị Định 04/2015 về nguyên tắc tập trung dân chủ thì lãnh đạo phải lắng nghe ý kiến của nhân viên..." Lúc này thầy Hiệu trưởng đập tay xuống bàn cái rầm, buộc tôi ngưng nói! Toàn bộ sự việc trên, tôi thấy rất buồn. Nay cho tôi xin hỏi cụ thể các vấn đề sau:
1. Nội dung tôi chia sẻ theo toàn văn đó có vi phạm pháp luật không?
2. Thầy hiệu trưởng lấy nội dung đó ra đọc trước hội đồng và nói đó là vấn đề sai tư tưởng, là đúng hay sai? Có vi phạm pháp luật không?
3. Lúc tôi phát biểu mà Hiệu trưởng đập bàn không cho nói có vi phạm pháp luật không?
4. Trước những hành xử của Hiệu trưởng, nếu hiệu trưởng sai thì tôi cần làm gì về mặt pháp lí để bảo vệ mình và bảo vệ sự khách quan trong nhà trường? Tôi rất mong sự hồi đáp trả lời giúp đỡ của các luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cám ơn bạn đã gửi thông tin xin tư vấn đến cho chúng tôi.
Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc, chúng tôi tư vấn như sau:
Câu trả lời thứ nhất: Căn cứ quy định hiến pháp năm 2013
" Điều 25.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Nội dung bạn chia sẻ thể hiện quan điểm cá nhân của mình về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời nội dung này không nói đích danh ai cũng không trách ai nên nội dung đó không vi phạm pháp luật.
Câu trả lời thứ hai:
Vấn đề Hiệu trường mang quan điểm của bạn từ mạng xã hội ra để cho rằng vấn đề đó sai tư tưởng là không đúng. Bởi mỗi cá nhân có một cách nhìn, một suy nghĩ các vấn đề khác nhau miễn sao các vấn đề đó không trái với đạo đức xã hội đồng thơi hành vi đọc ra cả nội dung bạn chia sẻ trước hội đồng họp là xâm phạm quyền riêng tư của bạn. Hành vi của Hiệu trưởng chưa đến mức vi phạm pháp luật
Câu trả lời thứ ba:
Căn cứ quy định tại khoản 4, điều 4, nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định:
" Điều 4. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
[....]
4. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi. [...]"
Như vậy, việc Hiệu trưởng đập bàn không cho bạn phát biểu ý kiên là hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.
Câu trả lời thứ tư:
Nếu như bạn cảm thấy không thỏa đáng và muốn bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Phòng giáo dục huyện, quận nơi trường bạn đặt trụ sở để giải quyết.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.