Trách nhiệm của gia đình thực hiện quy định về nghĩa vụ quân sự
27/09/2016 11:33
Câu hỏi:
Ở gần nhà cháu có một anh năm nay có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên vì cho rằng nếu thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ rất gian khổ nên bố mẹ anh ấy tìm đủ mọi cách và mọi lý do để có thể trì hoãn việc nhập ngũ của con mình. Cháu muốn biết gia đình có trách nhiệm như thế nào trong thực hiện quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã quy định rằng: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi công dân trước hết cần ý thức về trách nhiệm của mình, theo đó thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những việc làm biểu hiện lòng yêu nước, thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.
Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành không quy định riêng trách nhiệm của gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự mà quy định đồng bộ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Điều 5, cụ thể như sau: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự". Như vậy, thể hiện trách nhiệm của gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật, cha mẹ cần giáo dục, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con mình thực hiện nghĩa vụ quân sự (nếu đủ các điều kiện). Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là những hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã quy định rằng: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi công dân trước hết cần ý thức về trách nhiệm của mình, theo đó thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những việc làm biểu hiện lòng yêu nước, thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.
Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành không quy định riêng trách nhiệm của gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự mà quy định đồng bộ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Điều 5, cụ thể như sau: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự". Như vậy, thể hiện trách nhiệm của gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật, cha mẹ cần giáo dục, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con mình thực hiện nghĩa vụ quân sự (nếu đủ các điều kiện). Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là những hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.