Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

19006281

Thuế và hải quan trong Tổ chức hải quan được quy định như thế nào?

13/05/2017 10:51
Câu hỏi:

1. Điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về Thuế; quyền thu thuế của nhà nước và chính sách thuế của Việt Nam.
2. Điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung các quy định của tổ chức hải quan thế giới WCO, WTO và Việt Nam về thuế quan.
3. Làm rõ nội dung chủ yếu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thuế quan theo công ước của WCO về hệ thống hài hòa về mã số và mô tả hàng hóa (Công ước HS) và cấu trúc kỹ thuật pháp lý của các dòng thuế quan đó theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành.
Đó là 3 câu hỏi của em ạ. Em mong các anh chị có thể tư vấn giúp em ạ. Em cảm ơn rất nhiều!!!!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về câu hỏi của bạn, Công ty luật Bảo Chính trả lời bạn như sau:

Thứ nhất: Điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về Thuế; quyền thu thuế của nhà nước và chính sách thuế của Việt Nam.
- Quyền thu thuế của Nhà nước được quy định rõ tại Điều 9 Luật quản lý thuế năm 2006, cụ thể là:

"Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế

1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

4. Ấn định thuế.

5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.

6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.

8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ."

- Chính sách thuế của Việt Nam:

+ Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo Điều 2 Thông tư Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì việc chuyển tiếp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này được tính cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015, ví dụ như:

"Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.

Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi."

Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài từ kỳ tính thuế năm 2015 thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 96/2015/TT-BTC"

"Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.

- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế."

Như vậy đối với các khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài phát sinh từ kỳ tính thuế năm 2014 trở về trước doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại Thông tư về thuế Thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm tương ứng; từ năm 2015 chuyển khoản thu nhập trên về nước thì không phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với khoản thu nhập này.

+ Về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC:

"b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm."

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, kể từ năm 2015, khoản chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động cũng thuộc diện miễn thuế TNCN.

Ngoài ra, trường hợp có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải khai nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ/ doanh thu theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC lần lượt là:

"- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%."

Thứ hai: Điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung các quy định của tổ chức hải quan thế giới WCO, WTO và Việt Nam về thuế quan.

Về điểm tương đồng:

- Trên cơ sở các thỏa thuận đã ký kết, hàng năm ban hành các văn bản quy định chi tiết danh mục các mặt hàng thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu.

- Nỗ lực trong việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phân loại và xác định mã hàng hóa.

- Hệ thống thuế nội địa đã được điều chỉnh phù hợp với các cam kết về thuế và các cam kết quốc tế khác.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như cả hệ thống thuế và quản lý thuế.

Về điểm khác biệt:

- Việt Nam:

+ Ràng buộc tất cả các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu (tức là Việt Nam đưa ra cam kết về các mức thuế nhập khẩu tối đa có thể áp dụng đối với tất cả các mặt hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam).

+ Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ duy nhất.

+ Cắt giảm thuế nhập khẩu, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao (hay còn gọi là thuế suất đỉnh) và các mặt hàng mà các nước thành viên WTO khác có lợi ích thương mại lớn.

+ Tham gia các hiệp định tự do hoá theo ngành của WTO để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may).

- WTO:

+ Việc giảm thuế trong khuôn khổ WTO được thực hiện trong hoàn cảnh việc giảm thuế theo các cam kết.

+ Trong khuôn khổ cam kết WTO, mức thuế suất cam kết bình quân theo trọng số kim ngạch thương mại không thấp hơn mức thuế suất hiện hành theo trọng số thương mại của biểu thuế MFN (năm 2006);

+ Thuế suất của thành phẩm nhìn chung có mức cam kết giảm lớn hơn mức giảm của sản phẩm trung gian (nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào). Vì vậy, các cam kết trong WTO sẽ làm giảm bớt mức bảo hộ thực tế trong một số ngành của các nước thành viên trước đây được bảo hộ quá mức cần thiết. Mức độ bảo hộ theo cam kết WTO mặc dù sẽ giảm so với mức bảo hộ thực tế vào trước thời điểm gia nhập, nhưng sẽ đảm bảo sự bảo hộ đồng đều hơn giữa các ngành, qua đó góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Sản xuất, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu, cũng sẽ được lợi bởi tiếp cận được các yếu tố đầu vào với chi phí rẻ.

- WCO:

Trong lĩnh vực thương mại, khi cần khai báo nguồn gốc xuất xứ nhằm thu được các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho từng phạm trù quốc gia thì người ta đồng thời cũng thường ghi luôn mã HS để thuận tiện cho việc tính thuế tại các nước nhập khẩu.

Thứ ba: Nội dung chủ yếu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thuế quan theo công ước của WCO về hệ thống hài hòa về mã số và mô tả hàng hóa (Công ước HS) và cấu trúc kỹ thuật pháp lý của các dòng thuế quan đó theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành.

Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.

Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng chính sách quản lý hàng hóa trên cơ sở thực hiện quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ áp dụng tại Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng mức thuế đối với một mặt hàng trên cơ sở thực hiện quy định tại các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai và điều kiện, thủ tục, hồ sơ để được áp dụng mức thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với một số trường hợp đặc biệt việc phân loại, áp dụng mức thuế được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại Thông tư này nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau: Chú giải chi tiết Danh mục HS; Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; Chú giải bổ sung Danh mục AHTN; Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thông tư cũng quy định về mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại như sau: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015. Việc lấy mẫu thực hiện theo phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 05/PYCPT/2015 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này). Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.

Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hànhThông báo kết quả phân loại hàng hóa.

Hệ thống hài hoà" (HS) là một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế của tên và mã số để phân loại các hàng hóa thương mại được xây dựng và phát triển bởi WCO gồm danh mục các nhóm, phân nhóm và mã số có liên quan, 21mục, 96 chương, các chú giải phân nhóm và các quy tắc chung. HS sẽ được định kỳ sửa đổi, cập nhật 5-6 năm một lần. Khi trở thành thành viên của Công ước HS, Comoroscó quyền tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung, kiến nghị đối với nội dung Công ước cũng như đối với HS. Hiện tại, có hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, hải quan hoặc các liên minh kinh tế áp dụng HS trong đó có 146 là thành viên của Công ước. HS được sử dụng như là cơ sở cho cơ quan hải quan, cơ quan thuế quan thu thập số liệu thống kê thương mại quốc tế. Hơn 98% hàng hóa thương mại quốc tế được phân loại theo các quy tắc, điều khoản của HS. HS góp phần vào sự hài hoà của các thủ tục Hải quan và thương mại do đó làm giảm các chi phí liên quan đến thương mại quốc tế. Hệ thống này cũng được sử dụng rộng rãi bởi các chính phủ, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân cho nhiều mục đích khác như thuế nội địa, chính sách thương mại, giám sát hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thống kê vận tải, giám sát giá cả, kiểm soát hạn ngạch.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được tư vấn tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn vui lòng gọi 1900 6281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại...xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 64/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 64/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Luật số 33/2005/QH11 Bộ Luật Dân sự 2005 Luật số 33/2005/QH11 Bộ Luật Dân sự 2005
Nghị định 116/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật Nghị định 116/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Nghị định 73/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn  xếp hạng cơ sở giáo dục đại học Nghị định 73/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Nghị định 42/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thi đua, khen thưởng Nghị định 42/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thi đua, khen thưởng
Nghị định 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập Nghị định 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Nghị định 97/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng Nghị định 97/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng
Nghị định 69/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đường sắt Việt Nam Nghị định 69/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Nghị định 119/2006/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm Nghị định 119/2006/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm
Nghị định 25/2013/NĐ-CP Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Nghị định 25/2013/NĐ-CP Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nghị định 95/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí Nghị định 95/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí
Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC Quy định về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC Quy định về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Nghị định 128/2013/NĐ-CP Về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam Nghị định 128/2013/NĐ-CP Về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
Nghị định 50/2015/NĐ-CP Về việc thành lập viện khoa học và công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc Nghị định 50/2015/NĐ-CP Về việc thành lập viện khoa học và công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc
Nghị định 37/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương Nghị định 37/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương
Nghị định 123/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ Nghị định 123/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
Nghị định 111/2011/NĐ-CP Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự Nghị định 111/2011/NĐ-CP Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Nghị định 56/2012/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của bộ, ngành, UBND các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước Nghị định 56/2012/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của bộ, ngành, UBND các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
Nghị định 20/2016/NĐ-CP Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Nghị định 20/2016/NĐ-CP Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính