Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

19006281

Thủ tục xác nhận mức độ khuyết tật 2017

12/05/2017 15:00
Câu hỏi:

Mẹ chồng em bị tai biến từ trước năm 1999, giờ không thể tự vận động, mọi sinh hoạt đều phải có người khác phục vụ, nhưng năm lut 99 ở Huế đã làm mất tất bệnh án, giấy ra viện và cmnd rồi mà giờ không thể đi kiểm tra sức khỏe để lấy giấy chứng nhận khuyết tật thì làm sao để làm thủ tục trợ cấp cho người khuyết tật được ạ.
Em thấy ở phường khác người ta không cần giấy cmnd cũng như bệnh án, hội đồng chứng nhận khuyết tật của phường trong đó có trạm trưởng trạm y tế phường sẽ đến tận nhà để kiểm chứng là được. Nhưng ở phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà TT Huế cán bộ LĐ TBXH không chịu yêu cầu phải có giấy cmnd và bệnh án của bệnh viện cấp huyện chứng nhận, cho em hỏi như vậy là đúng hay sai, và bây giờ có cách nào để mẹ chồng em được hưởng chính sách cho người khuyết tật ạ. Em xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Để mẹ chồng bạn được hưởng trợ cấp cho người khuyết tật thì trước tiên phải xác định mức độ khuyết tật.

Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 15 Luật khuyết tật 2010 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật

1. Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

a) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

c) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

3. Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.”

Để được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định mức độ khuyết tật cho mẹ chồng bạn thì bạn cần tiến hành thủ tục xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật 2010 như sau:

“Điều 18. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật

1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.”

Trong trường hợp của bạn, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hương Xuân thành lập. Hội đồng này sẽ dựa vào quy định tại Điều 17 Luật người khuyết tật 2010 để xác định mức độ khuyết tật:

“Điều 17. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật

1. Việc xác định mức độ khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết khoản này.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này.”

Nếu xuất hiện trường hợp như theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật khuyết tật 2010 thì để giám định mức độ khuyết tật thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 5. Hồ sơ khám giám định

1. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật bao gồm:

a) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND xã) nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.

c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.

d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

3. Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác.”

Sau khi đã xác định mức độ khuyết tật và mẹ bạn đủ điều kiện nhận trợ cấp cho người khuyết tật thì bạn cần làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật gồm:

“Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:

a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

c) Bản sao Sổ hộ khẩu;

d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

c) Bản sao Sổ hộ khẩu;

d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

a) Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

b) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;

d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

đ) Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;

e) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

g) Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

4. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:

a) Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.”

Vì trong hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội có bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân nên vì mẹ bạn đã mất chứng mình nhân dân nên có thể thay bằng bản giao giấy khai sinh. Trong trường hợp không có cả 2 loại giấy tờ này thì bạn có thể làm thủ tục cấp lại giấy chứng minh nhân dân cho mẹ chồng bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhân được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Công ty luật Bảo Chính.

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 89/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP Về vận tải đa phương thức Nghị định 89/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP Về vận tải đa phương thức
Nghị định 118/2013/NĐ_CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn dệt may Việt Nam Nghị định 118/2013/NĐ_CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn dệt may Việt Nam
Nghị định 02/2009/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng Nghị định 02/2009/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Nghị định 130/2013/NĐ-CP Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích Nghị định 130/2013/NĐ-CP Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Nghị định 21/2015/NĐ-CP Quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác Nghị định 21/2015/NĐ-CP Quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ Nghị định 45/2011/NĐ-CP Về lệ phí trước bạ
Nghị định 115/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, và vật liệu nổ công nghiệp Nghị định 115/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, và vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định 75/2011/NĐ-CP Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước Nghị định 75/2011/NĐ-CP Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
Nghị định 107/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp Nghị định 107/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
Nghị định 11/2015/NĐ-CP Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Nghị định 11/2015/NĐ-CP Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
Nghị định 51/2010/NĐ-CP Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Nghị định 51/2010/NĐ-CP Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Nghị định 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Nghị định 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Nghị định 11/2010/NĐ-CP Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nghị định 11/2010/NĐ-CP Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định 105/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế Nghị định 105/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế
Nghị định 64/2007/NĐ-CP Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước Nghị định 64/2007/NĐ-CP Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
Nghị định 108/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2010/NĐ-CP Về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen Nghị định 108/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2010/NĐ-CP Về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
Nghị định 40/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Nghị định 40/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Nghị định 113/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều Nghị định 113/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều
Nghị định 36/2016/NĐ-CP Về quản lý trang thiết bị y tế Nghị định 36/2016/NĐ-CP Về quản lý trang thiết bị y tế