Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
25/09/2016 16:24
Câu hỏi:
Cảnh sát giao thông đường thủy phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh S kiểm tra sà lan số hiệu 11780, phát hiện sà lan khai thác cát trái phép và ra quyết định xử phạt, lập biên bản tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên người lái sà lan nói mình chỉ là người được thuê lái, chứ không phải chủ sà lan, cũng không biết việc khai thác cát là vi phạm nên không chịu ký vào biên bản. Gọi điện cho chủ sà lan thì hiện không có mặt trong tỉnh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường gọi hai người ở gần đó đến làm chứng và ký biên bản tịch thu. Xin hỏi, việc làm đó có đúng quy định pháp luật không?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo quy định tại Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định:
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. (Hiện nay việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 215/2012/TT-BTC ngày 10/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính)
Như vậy, do chủ sà lan vắng mặt, nên Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu hai người ở gần đó đến chứng kiến việc tịch thu và ký vào biên bản tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Theo quy định tại Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định:
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. (Hiện nay việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 215/2012/TT-BTC ngày 10/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính)
Như vậy, do chủ sà lan vắng mặt, nên Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu hai người ở gần đó đến chứng kiến việc tịch thu và ký vào biên bản tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.